Thứ năm, 18/04/2024, 22:19 PM

Doanh nghiệp ấp ủ kế hoạch đường sắt cao tốc chạy 850km/h tung 'cú đấm thép', khẳng định vị thế cùng loạt 'ông lớn' Vingroup, BMW, Mercedes…

Dự án với tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng của "ông lớn" này đang được "tăng tốc" để có thể đi vào hoạt động trước kế hoạch.

'Siêu dự án' 85.000 tỷ đưa tập đoàn bước sâu vào ngành công nghiệp ô tô

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 được xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với diện tích 279ha, vốn đầu tư khoảng 85.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ được đi vào hoạt động trong năm nay. Dự án sẽ gia tăng năng lực của Tập đoàn Hòa Phát trong một số ngành công nghiệp đòi hỏi thép chất lượng cao như vỏ ô tô.

Tính đến hết tháng 3/2024, dự án Dung Quất 2 đã hoàn thành 50% tiến độ. Theo bà Phan Thị Kim Oanh - Giám đốc Tài chính Hòa Phát cho biết, dự án có thể sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2024, tức sớm hơn kế hoạch trước đó là thời điểm quý I/2025.

Nhà máy Dung Quất 1. Ảnh: Hòa Phát

Nhà máy Dung Quất 1. Ảnh: Hòa Phát

Dự án Dung Quất 2 có ý quan trọng với tập đoàn. Trong giai đoạn 1 của dự án, Dung Quất 2 có thể sản xuất 1,5 triệu tấn thép mỗi năm, trong khi đó để đạt công suất tối đa 5,6 triệu tấn/năm, nhà máy sẽ cần khoảng 3 năm. Dự án cũng đưa tổng năng lực của Hòa Phát vượt 14 triệu tấn thép thô mỗi năm, giúp tập đoàn này giữ vững vị thế nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong danh sách 30 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới tính từ năm 2025.

Đặc biệt với nhà máy Dung Quất 2, Hòa Phát sẽ tham gia sâu hơn vào các ngành công nghiệp sử dụng thép chất lượng cao nhưng đóng tàu hay ô tô. Giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, ông Mai Văn Hà cho biết thêm, Hòa Phát sẽ tăng cường đầu tư phát triển kỹ thuật với các sản phẩm chất lượng cao cho ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Và thực tế, tập đoàn này cũng đang có những hành động thể hiện sự quyết tâm của mình trong ngành công nghiệp ô tô.

Hòa Phát lên kế hoạch phát triển công nghiệp với dự án Dung Quất 2. Ảnh: Hòa Phát

Hòa Phát lên kế hoạch phát triển công nghiệp với dự án Dung Quất 2. Ảnh: Hòa Phát

Hoà Phát từng cho biết, tập đoàn đã có thể làm được thép cho tanh lốp ô tô khi sản xuất thành công với 2 mác thép là SWRH82A, SWRH72A. Một bài viết trên tờ Nikkei Asia cũng cho biết rằng Hòa Phát đặt mục tiêu cung cấp thép thành phẩm cho ngành công nghiệp ô tô, đồng thời cố gắng nâng cao cả sản lượng lẫn chất lượng đầu ra.

Hướng đi này của Hòa Phát cũng là kịp thời và cần thiết cho quá trình phát triển của tập đoàn khi ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam thời gian qua đón nhận nhiều tin quan trọng. Mới đây, thương hiệu JAECOO&OMODA thuộc Chery (Trung Quốc) đã ký kết với đối tác Việt Nam nhằm cùng xây dựng một nhà máy ô tô tại Thái Bình.

Nhà sản xuất xe điện lớn bậc nhất thế giới BYD cũng từng được cho rằng sẽ xây một nhà máy ô tô tại Phú Thọ. Dự án này khi được triển khai nhiều khả năng sẽ nằm tại khu công nghiệp Phú Hà trên phần đất 100ha của Tập đoàn Gelex (Việt Nam).

Vinfast góp phần mang đến sự phát triển cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Ảnh: Vingroup

Vinfast góp phần mang đến sự phát triển cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Ảnh: Vingroup

Tại Việt Nam, VinFast - công ty con của Vingroup đã xây dựng một nhà máy ô tô tại Hải Phòng trên tổng diện tích 335ha. Sau hơn 2 năm xây dựng, nhà máy này đã cho ra nhiều sản phẩm từ xe đạp điện (chưa chính thức bàn giao), xe máy điện, ô tô xăng và điện, xe buýt điện.

Bên cạnh VinFast, ô tô thuộc nhiều thương hiệu nước ngoài cũng đang được lắp ráp tại Việt Nam, trong đó có thể kể tới BMW, Mercedes hay Skoda.

Trong khi đó, nhà máy ô tô của Toyota tại Vĩnh Phúc đang sử dụng hơn 1.000 sản phẩm sản xuất trong nước từ 13 nhà cung cấp. Tỷ lệ nội địa hóa của xe Toyota lắp ráp tại Việt Nam lên tới khoảng 40%, riêng mẫu Vios đạt 43%.

Hòa Phát hướng tới kế hoạch về đường sắt cao tốc chạy 850km/h

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết, Hòa Phát đã tiến hành những bước đầu tiên và sẵn sàng đấu thấu tại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ Online, người đứng đầu doanh nghiệp này cho biết, doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu sản xuất đường ray tàu hỏa tốc độ cao khi đang tích cực nghiên cứu về đề án này. Hiện tại đây là ý tưởng từ phía Hòa Phát đang được nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản và dự kiến năm 2026 sẽ hoàn thành nghiên cứu và đển năm 2028 sẽ có sản phẩm.

Hòa Phát đang hướng đến mục tiêu sản xuất đường ray tàu hỏa tốc độ cao. Ảnh minh họa

Hòa Phát đang hướng đến mục tiêu sản xuất đường ray tàu hỏa tốc độ cao. Ảnh minh họa

Với kế hoạch sản xuất đường ray tàu hỏa tốc độ cao, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết, quá trình này sẽ được thực hiện ở giai đoạn 2 của Dung Quất 2 và một phần dự án tại Phú Yên. Về công nghệ, chủ tịch Hòa Phát tiết lộ sẽ "đi tắt đón đầu", sử dụng công nghệ cao nhất nhập từ nhóm G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Ý). Về tốc độ tính toán dự kiến đường ray sẽ đạt mức 850km/h.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Tuyến đường giao thông lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9 tới đây

Tuyến đường giao thông lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9 tới đây

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:21

Dự án giao thông 1.900 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được gấp rút hoàn thiện, góp phần thay đổi 'bộ mặt' hạ tầng địa phương.

Cập nhật tiến độ dự án tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng rộng bậc nhất Việt Nam

Cập nhật tiến độ dự án tuyến đường hơn 5.200 tỷ đồng rộng bậc nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 18:48

Với quy mô 120-180m, tuyến đường này đã phá kỷ lục của Đại Lộ Thăng Long- tuyến đường từng được mệnh danh đại lộ hiện đại, rộng nhất Việt Nam với mặt cắt ngang trung bình 140m.

Bất động sản giúp nền kinh tế lớn nhất Việt Nam thu về 80.000 tỷ chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024

Bất động sản giúp nền kinh tế lớn nhất Việt Nam thu về 80.000 tỷ chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 17:09

Doanh thu bất động sản của thành phố sở hữu nền kinh tế lớn nhất Việt Nam cho thấy chiều hướng tích cực của lĩnh vực này tại đây.