Thứ tư, 14/09/2022, 09:16 AM

Đô thị và chất lượng sống bài học từ các nước

(CL&CS) - Vừa qua, diễn ra hội thảo trực tuyến về “Quy hoạch Đô thị Tích hợp: những góc nhìn quốc tế” với sự tham gia của các chuyên gia diễn giả trong và quốc tế, đại diện UN-Habitat Việt Nam.

Từ thế kỷ 20, thế giới chứng kiến tốc độ gia tăng dân số đáng kể, đặc biệt ở các thành phố lớn. Hiện nay dân số ở thành thị hiện chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Theo dự đoán, đến năm 2050, gần 70 phần trăm dân số sẽ sinh sống ở khu vực đô thị. Là trung tâm của sự đổi mới và tiến bộ kinh tế, nhưng nhiều thành phố đang phải vật lộn với các mục tiêu về kinh tế, môi trường, xã hội và sức khỏe.

Theo UN-Habitat.

Theo UN-Habitat.

Do vậy, quy hoạch và quản lý đô thị đã trở thành một ưu tiên của của Việt Nam. Từ năm 2020, UN-Habitat và các đối tác Việt Nam, với sự tài trợ của Tổng cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ (SECO), đã triển khai dự án "Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị tại Việt Nam" (dự án ISCB) nhằm thúc đẩy phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam.

Trong năm 2021, tại TP Hà Nội diễn ra hội thảo khởi động Dự án “Tăng cường thể chế và nâng cao năng lực cho phát triển đô thị ở Việt Nam”, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Trưởng Bộ phận Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam Marcel Reymond; Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Kamal Malholtra; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện một số địa phương, đông đảo chuyên gia, khách mời trong nước, quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại hội thảo năm 2021. Theo cổng thông tin Bộ Xây dựng.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại hội thảo năm 2021. Theo cổng thông tin Bộ Xây dựng.

Dự án gồm các Hợp phần: Nâng cao năng lực; Chính sách và pháp luật; Thí điểm. Dự án đã nhận được tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ - SECO để triển khai trong giai đoạn 2020 - 2025. UN-Habitat là đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và điều phối tổng thể triển khai Dự án. Bộ Xây dựng đóng vai trò cơ quan chủ quản Dự án, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC, thuộc Bộ Xây dựng) đóng vai trò chủ Dự án. Cục Phát triển đô thị (thuộc Bộ Xây dựng), Vụ Quản lý quy hoạch (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là các đơn vị đồng triển khai Dự án. Dự án hỗ trợ 3 thành phố được lựa chọn triển khai Hợp phần Thí điểm.

Ông Jorn Peters, Chuyên gia Quy hoạch Chiến lược, Ban Quy hoạch TP London đã chia sẻ đến các chính sách thoát nước có tính chiến lược như sau: Thiết lập “hệ thống phân cấp thoát nước” trong Quy hoạch Luân Đôn một số kinh nghiệm như sau: Yêu cầu cung cấp dữ liệu thoát nước như một phần quan trọng của các đề xuất phát triển; Có kế hoạch hành động dành cho mạng lưới thoát nước bền vững, bao gồm hướng dẫn và kinh nghiệm điển hình; Nhóm chuyên viên kỹ thuật để tư vấn cho các chính quyền tại Thành phố; Làm việc với các cơ quan trung ương, phụ trách về đánh giá rủi ro ngập lụt; Xây dựng mô hình thoát nước để đánh giá rủi ro ngập của các công trình và dịch vụ thiết yếu.

“Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định” (Luật Quy hoạch 2017).

Thực tiễn Việt Nam về quy hoạch đô thị thích hợp đại diện Viện quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia đã cho chúng ta thấy được khái quát bức tranh tại Việt Nam.

Quy hoạch đô thị cần chuyển đổi

Theo đó, Có thể phân nhóm các phương pháp quy hoạch đô thị theo 7 nhóm sau: 1. Quy hoạch không gian chiến lược (strategic spatial planning) 2. Phương pháp quy hoạch không gian mới lồng ghép quản trị 3. Quản lý và định chế hóa đất đai 4. Quy hoạch có sự tham gia 5. Quy hoạch tập trung giải quyết các vấn đề đô thị mang tính chuyên ngành (sectoral urban concenrns) 6. Quy hoạch tổng thể (new forms of master planning) 7. Quy hoạch các hình thái không gian đô thị mới (new spatial forms).

CHất lượng đô thị

Phương pháp lập quy hoạch tổng thể truyền thống đang có nhiều bất cập cần đổi mới: Lồng ghép đa ngành, đa lĩnh vực đủ hình thành kế hoạch mang tỉnh tổng thể, bao quát các lĩnh vực phát triển và quản lý đô thị; Đáp ứng tính linh hoạt trong quy hoạch và sự biến đổi thường xuyên của nền kinh tế thị trường; Gắn quy hoạch với quản lý và kiểm soát xây dựng đô thị, gắn không gian vật thể đô thị và hoạt động đô thị; Rút ngắn quy trình, thời gian, quy hoạch mang tính mở thúc đẩy đầu tư và phát triển. Bãi bỏ quy tắc chờ quy hoạch cấp trên đủ mới tiến hành quy hoạch cấp dưới; Vai trò quan trọng của tài chính đô thị đảm bảo tính khả thi; Tập trung giải quyết các vấn đề Nhà nước chịu trách nhiệm giải quyết, đảm bảo phát triển cân bằng, hài hoà, đảm bảo công bằng, an sinh xã hộ.

Một hướng đi để “đưa các thành phố đi đúng hướng” là cách tiếp cận tổng thể và tích hợp đối với các thách thức đô thị và chính sách phát triển tương ứng. Ở Việt Nam, nơi đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao, nhiều cơ hội cũng như thách thức đã và đang được nhận diện.

Các chính sách thaots nước

Các thành phố hiện phải đối phó với các vấn đề như gia tăng khoảng cách thu nhập, phát triển không chính thức, thiếu hụt các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản và nhà ở phù hợp khả năng chi trả, các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm hoặc đại dịch gây ra. Quá trình đô thị hóa tiếp tục được dự đoán sẽ là tác nhân làm trầm trọng thêm những vấn đề này.

Bên cạnh đó, chính quyền các đô thị ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi nhu cầu phải "phù hợp với mục đích" trong khi vẫn phải duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bao trùm.

Bất bình đẳng ở các đô thị trên toàn cầu

Thông qua chương trình đã phổ biến kiến thức, chia sẻ các phương pháp và bài học kinh nghiệm về lập quy hoạch tích hợp ở một số quốc gia trên thế giới; cung cấp các phương pháp, hướng dẫn và công cụ tốt nhất nhằm nhận diện các ưu tiên cho hành động chiến lược, xây dựng và thực hiện các sáng kiến cụ thể nhằm giải quyết các thách thức và cơ hội của đô thị; trao đổi sáng kiến và sự hợp tác giữa các quốc gia, thành phố và các bên liên quan trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 14:09

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 17/5/2024 thống nhất thông qua Đề nghị sửa đổi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024.

Luật Đất đai mới nhất 2024, có 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ

Luật Đất đai mới nhất 2024, có 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 12:11

Theo Luật Đất đai mới, một số trường hợp xây dựng trái phép sẽ vẫn được tồn tại và không bị phạt tiền như dưới đây.

Cao tốc Phủ Lý - Nam Định bất ngờ bị rà soát

Cao tốc Phủ Lý - Nam Định bất ngờ bị rà soát

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 12:10

Dự án cao tốc Phủ Lý - Nam Định có phương án đầu tư là 9.400 tỷ đồng, suất đầu tư dự án lên tới 375 tỷ đồng/km.