Dữ liệu cũ
Thứ tư, 17/10/2018, 11:24 AM

Điện thoại thương hiệu Việt tìm đường giữ chân người tiêu dùng

(NTD) - Hai thương hiệu điện thoại Việt vừa ra mắt dòng sản phẩm mới là Asanzo và Bphone. Sự phát triển này được coi như cách tìm đường giữ chân người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường điện thoại di động không ngừng cạnh tranh nghẹt thở...

2

Những dòng điện thoại phổ thông giá rẻ như thế này vẫn sống tốt ở các tỉnh.

Vẫn còn đất sống

Anh Trần Chí Hải, chủ một công ty thi công các công trình dân dụng ở Q.10, TP.HCM lúc nào cũng kè kè hai chiếc điện thoại, một có chức năng cảm ứng, một xài phím bấm. Vì công việc phải chạy ngoài đường gần như suốt ngày nên điện thoại xài phím bấm dùng nhiều hơn hết. “Đang chạy xe mà có điện thoại thì chỉ cần xem ai gọi rồi bấm một cái là nghe được. Điện thoại cảm ứng rắc rối hơn, có khi còn bị giựt” - anh Hải tâm sự.

Trong khi đó, anh Hữu Bình, nhân viên Nhà nước ở Q.8, TP.HCM lại thường dùng điện thoại có phím bấm vì pin lâu. Công việc của anh phải đi công tác ở tỉnh thường xuyên, có khi đến 10 ngày mỗi lần. Anh cho biết, ngoài yếu tố pin lâu, điện thoại có phím bấm có thể bắt sóng tốt hơn chiếc điện thoại cảm ứng, thuận tiện cho công việc hơn.

Mặc dù vậy, không phải ai muốn dùng điện thoại có pin lâu cũng chọn sản phẩm có thương hiệu Việt. Anh Hải chọn điện thoại Nokia vì niềm tin vào thương hiệu lớn. Anh Bình sau nhiều năm dùng Nokia thì mới chuyển sang sử dụng chiếc Bavapen.

Bavapen là thương hiệu điện thoại Việt Nam có tuổi đời lâu nhất trên thị trường. Ra đời từ năm 2007, trước cả một thương hiệu Việt khác là Mobistar (2009), nhưng tên tuổi của Bavapen ít người biết đến. Lý do chính, theo bà Lê Mỹ Vân, Giám đốc Công ty Thành Công Mobile - chủ thương hiệu này, là sản phẩm được bán chủ yếu ở những vùng sâu vùng xa, vùng quê nơi người dân có thu nhập thấp.

Hầu hết các dòng điện thoại phổ thông thương hiệu Việt và cả nước ngoài đều bán rất được ở miền quê. Nhưng về quê, Bavapen cũng phải cạnh tranh với nhiều dòng điện thoại không tên khác. Do đó, để sống được, thương hiệu điện thoại Việt có tuổi đời 12 năm này phải tập trung vào các thói quen sử dụng của người Việt. Chẳng hạn như pin lâu 2-4 tuần, chữ lớn, loa lớn… và giá rẻ, khoảng 300.000-600.000 đồng/chiếc. “Một ngư dân đi biển có khi cả tháng mới về. Họ chỉ cần mua hai chiếc điện thoại phổ thông giá trên dưới 1 triệu đồng là có thể yên tâm sử dụng tới khi về lại đất liền” - bà Vân lý giải.

Khác với Bavapen, hướng đến phân khúc bình dân và khu vực nội thành, điện thoại Asanzo ưu tiên cho các ứng dụng thời thượng như lướt mạng xã hội hay chụp hình selfie. Ông Phan Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo cho biết, dòng sản phẩm mới ra mắt hướng đến đối tượng học sinh sinh viên có nhu cầu sử dụng công nghệ cao, nhưng giá chỉ thuộc tầm bình dân, dưới 3 triệu đồng mỗi chiếc. Đây cũng là cách thu hút người tiêu dùng của thương hiệu Mobistar. Tầm giá cao hơn Asanzo chút đỉnh, Mobistar hướng thiết kế sản phẩm giống với những loại điện thoại đắt tiền, như iPhone X có giá hàng chục triệu đồng.

Nhìn chung, điện thoại thương hiệu Việt ít có dòng giá cao, vì phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu nước ngoài. Duy chỉ có thương hiệu Bphone là dám ra sản phẩm ở phân khúc tầm trung và tầm cao, với giá khoảng 7-10 triệu đồng/sản phẩm. Tuy nhiên, những sản phẩm này chưa nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng.

1

Thu hút người dùng bằng sản phẩm tích hợp nhiều ứng dụng thời thượng và giá rẻ, điện thoại mới của Asanzo chắc chắn chịu lỗ tiếp.

Đa phần chịu lỗ

Một lý do khác khiến điện thoại thương hiệu Việt không dám ra sản phẩm giá cao là chưa sản xuất được. Dù có thương hiệu Việt, nhưng sản phẩm được đặt hàng gia công từ Trung Quốc. Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam cho biết, trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa đủ khả năng sản xuất ra điện thoại. Nếu bán giá cao, người tiêu dùng thà chọn điện thoại Trung Quốc hoặc mua luôn dòng điện thoại cao cấp của thương hiệu lớn còn hơn.

Ra mắt 5 dòng điện thoại mới trong 1 năm qua, nhưng Asanzo hoàn toàn chưa có lãi. Hai dòng điện thoại tầm trung (3-5 triệu đồng) ra mắt vào tháng 8 năm ngoái đã phải dừng bán sau 3 tháng giới thiệu tới người tiêu dùng. Con số lỗ trong mảng điện thoại của tập đoàn này đã lên đến 100 tỷ đồng. Ông Tam xác định dòng điện thoại mới S3 Plus có giá dưới 3 triệu đồng cũng sẽ không có lợi nhuận. “Sản phẩm này chủ yếu để làm thương hiệu cho tập đoàn. Giá bán chưa bù được chi phí sản xuất và hoạt động” - ông Tam thừa nhận.

Đơn độc kinh doanh các dòng điện thoại phổ thông thương hiệu Việt, nhưng Thành Công Mobile cũng khó nói là thắng thế trên thị trường. Dù doanh số công ty tăng tới 20%/năm, nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Theo bà Vân - sở hữu thương hiệu Bavapen, ngày càng có nhiều người mua hàng xách tay từ Trung Quốc về bán lại để cạnh tranh với doanh nghiệp. Lợi nhuận mỗi sản phẩm chỉ một vài phần trăm giá bán, nhưng cũng đã giảm khoảng 3 lần trong vòng 5 năm qua.

Nhiều sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt có giá bình dân giúp bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập thấp có thể tiếp cận công nghệ hoặc đáp ứng nhu cầu công việc hàng ngày. Tuy nhiên, chất lượng trung bình theo kiểu tiền nào của nấy cũng là vấn đề người tiêu dùng cần chú ý để tránh lãng phí.

DƯƠNG NGUYỄN

_NTD_So166_In_Page_05
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.