Thứ bảy, 29/06/2024, 14:08 PM

Điểm đến hấp dẫn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu sớm trở thành khu du lịch quốc gia tầm cỡ

Nơi đây hội tụ nhiều tiềm năng để có thể trở thành khu du lịch quốc gia tầm cỡ.

Phường Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) với tiềm năng du lịch biển, tâm linh, nông nghiệp và văn hóa bản địa độc đáo vừa được Chính phủ đưa vào danh sách những điểm đến có thể phát triển thành khu du lịch quốc gia. Đây là tin vui lớn nhưng cũng đặt ra cho Bạc Liêu nhiều nhiệm vụ cần triển khai để biến Nhà Mát thành điểm đến du lịch tầm cỡ.

Quán âm Phật đài: Điểm nhấn du lịch tâm linh của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Internet

Quán âm Phật đài: Điểm nhấn du lịch tâm linh của tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Internet

Nhà Mát là điểm đến hấp dẫn khi sở hữu hai điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long, đó là: Khu Quán Âm Phật Đài và Khu du lịch Nhà Mát. Bên cạnh đó, vườn nhãn trăm tuổi trải dài từ Nhà Mát qua các xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông cùng với các điểm tham quan lân cận như chùa Xiêm Cán, Điện gió Bạc Liêu cũng đã góp phần hình thành nên một cung đường du lịch hấp dẫn tại nơi đây.

Mặc dù thu hút lượng khách và doanh thu dịch vụ đáng kể, du lịch khu vực Nhà Mát vẫn còn đó một số hạn chế cần được giải quyết. Nổi bật là tình trạng xả rác bừa bãi, hoạt động mua bán thiếu trật tự, tệ nạn chèo kéo, ép giá dịch vụ, đặc biệt vào các dịp lễ hội tại Khu Quán Âm Phật Đài.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở Khu du lịch Nhà Mát về tình trạng mất vệ sinh tại khu cho thuê mua bán hải sản và ẩm thực nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Nhà Mát đang thiếu điểm dừng chân cho du khách nghỉ ngơi, mua sắm và ăn uống, dẫn đến việc khai thác giá trị gia tăng của các điểm đến du lịch chưa hiệu quả.

Khu du lịch Nhà Mát Bạc Liêu nơi có biển nhân tạo lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hữu Thọ

Khu du lịch Nhà Mát Bạc Liêu nơi có biển nhân tạo lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hữu Thọ

Trong buổi làm việc với thành phố Bạc Liêu về tình hình phát triển du lịch, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu - bà Trần Thị Lan Phương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấn chỉnh những vấn đề còn tồn tại tại khu du lịch Nhà Mát bởi du khách sẽ khó quay trở lại những địa điểm thiếu văn minh và an toàn.

Sở sẽ hỗ trợ thành phố Bạc Liêu trong các hoạt động quảng bá hình ảnh, kết nối với các doanh nghiệp lữ hành để đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại Nhà Mát. Đồng thời, Sở cũng sẽ vận động các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng điểm dừng chân quy mô, cung cấp dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Nhà Mát không chỉ được đưa vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia mà còn nằm trong nhóm dự án được ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng. Đây là bước khởi đầu quan trọng để Bạc Liêu hoàn thiện các tiêu chí tiếp theo về tài nguyên, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ chất lượng, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Để đưa du lịch Nhà Mát phát triển hơn nữa trong tương lai, Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu dự kiến sẽ phối hợp cùng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và đơn vị tư vấn uy tín để tiến hành khảo sát và xây dựng Đề án phát triển khu du lịch quốc gia Nhà Mát trong quý III năm nay. Việc hoàn thiện Đề án không chỉ giúp Bạc Liêu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khu du lịch quốc gia mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho du lịch địa phương.

Khu du lịch Nhà Mát có các hạng mục giải trí hấp dẫn, do đó thu hút rất nhiều người đến thư giãn, vui chơi. Ảnh: Internet

Khu du lịch Nhà Mát có các hạng mục giải trí hấp dẫn, do đó thu hút rất nhiều người đến thư giãn, vui chơi. Ảnh: Internet

Cũng theo lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu, tầm nhìn phát triển Nhà Mát thành khu du lịch quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi phường Nhà Mát mà còn mở rộng sang các xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông và Phường 2 (khu vực này sở hữu Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu - di tích quốc gia, đóng vai trò như tiêu chí bắt buộc đối với khu du lịch quốc gia).

Hiện tại, Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu đang phối hợp với các đơn vị liên qua triển khai các dự án, bao gồm: xây dựng tuyến đường du lịch bên trong vườn nhãn cổ, vận động người dân phát triển du lịch homestay và triển khai nguồn vốn xây dựng không gian bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer gắn với phát triển du lịch tại chùa Xiêm Cán.

Đại Dương

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.