Thứ tư, 07/02/2024, 11:22 AM

Địa phương rộng 6.500km2 là tỉnh cuối cùng của Việt Nam có thành phố trực thuộc, nằm trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Tỉnh này được thành lập vào năm 2004, nhưng phải tới đầu năm 2020 mới có thành phố trực thuộc.

Tỉnh có địa hình như 2 mái của một ngôi nhà

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn. Nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ Bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Tỉnh có diện tích tự nhiên hơn 6.500km2 và nằm trọn trên cao nguyên M’Nông. Cao nguyên này độ cao trung 600-700m so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982m. Nhìn chung, địa hình Đắk Nông như 2 mái của một ngôi nhà mà đường nóc là dãy núi Nam Nung chạy dài từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình khoảng 800m, có nơi cao đến hơn 1.500m.

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên. Ảnh: Người Lao Động

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên. Ảnh: Người Lao Động

Theo Cổng TTĐT tỉnh, địa hình của Đắk Nông có hướng thấp dần từ Đông sang Tây. Các huyện Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jut, Krông Nô thuộc lưu vực sông Krông Nô, sông Srêpốk nên thấp dần từ Nam xuống Bắc. Các huyện Tuy Đức, Đắk Rlâp, Đắk Glong và TP. Gia Nghĩa thuộc thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai nên thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vì vậy, Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lư­ợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng.

Ngày 1/1/2004, tỉnh Đắk Nông được hình thành trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk cũ. Khi tách ra, tỉnh Đắk Nông có 6 đơn vị hành chính gồm 6 huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Nông, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Gia Nghĩa, huyện Đắk Nông.

Năm 2005, huyện Đắk Nông được chia thành thị xã Gia Nghĩa (thị xã tỉnh lị tỉnh Đắk Nông) và huyện Đắk Glong. Năm 2006, chia huyện Đắk R'lấp thành 2 huyện: Đắk R'Lấp và Tuy Đức.

Một góc của TP. Gia Nghĩa. Ảnh: Báo Lao Động

Một góc của TP. Gia Nghĩa. Ảnh: Báo Lao Động

Ngày 1/1/2020, thị xã Gia Nghĩa được chuyển thành TP. Gia Nghĩa. Như vậy, dù được thành lập từ năm 2004 nhưng phải 16 năm sau, tỉnh Đắk Nông mới có thành phố trực thuộc. Đây cũng là địa phương cuối cùng trong cả nước có thành phố. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có 1 thành phố và 7 huyện.

TP. Gia Nghĩa được thành lập trên cơ sở toàn bộ 284km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 85.000 người của thị xã Gia Nghĩa. Thành phố giáp các huyện Đắk Glong, Đắk R’Lấp, Đắk Song và tỉnh Lâm Đồng.

Phường Nghĩa Thành là khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất TP. Gia Nghĩa. Nơi đây tập trung các trung tâm thương mại lớn như chợ thành phố, siêu thị... Ảnh: Báo Lao Động

Phường Nghĩa Thành là khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất TP. Gia Nghĩa. Nơi đây tập trung các trung tâm thương mại lớn như chợ thành phố, siêu thị... Ảnh: Báo Lao Động

Những năm trở lại đây, nhiều tuyến đường ở thành phố được chỉnh trang, nâng cấp, thậm chí mở mới để tạo sự kết nối liên hoàn cho một trong những thành phố trẻ nhất Việt Nam.

Từ là một thị trấn nhỏ, điều kiện kinh tế rất khó khăn, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, Gia Nghĩa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, được công nhận là thành phố, đô thị trung tâm của tỉnh Đắk Nông. Thành phố hiện đang tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển đô thị Gia Nghĩa.

Tỉnh Đắk Nông xác định, giai đoạn 2025-2030, TP. Gia Nghĩa sẽ là trung tâm của vùng Nam Tây Nguyên với các thế mạnh về giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, tài chính, công nghiệp, khoa học kỹ thuật. Theo dự kiến vào năm 2025, sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đến năm 2030, sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động cao tốc Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa và cũng sẽ bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng Gia Nghĩa - Chơn Thành...

Nơi có hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á

Đắk Nông đẹp nhất vào mùa xuân, từ khoảng tháng 1 vì đã qua mùa mưa, trời trong xanh và mát mẻ, thác nhiều nước. Sang tháng 3 đầu tháng 4 là mùa nở rộ của hoa cà phê, tháng 5-6 là mùa hoa muồng hoàng yến. Mùa hè ở Đắk Nông thường có mưa nhưng nhanh ngớt. Nơi đây có vẻ đẹp tự nhiên phong phú, hài hòa với những dòng thác xen lẫn núi đồi, thung lũng và rừng nguyên sinh.

Hồ Tây Đắk Mil

Hồ Tây Đăk Mil thơ mộng. Ảnh: Fanpage Đắk Nông

Hồ Tây Đăk Mil thơ mộng. Ảnh: Fanpage Đắk Nông

Hồ Tây Đắk Mil nổi tiếng với bầu không khí trong lành, khung cảnh đẹp như thơ khiến bao người mê mẩn. Được xây dựng từ năm 1940, đây là hồ nước bán nhân tạo, nằm gần với trung tâm thị trấn Đắk Mil.

Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng mặt nước trong vắt như gương, bên cạnh đồi thông mênh mông càng thêm phần thơ mộng. Du khách như gạt bỏ mọi buồn phiền của cuộc sống, thả mình trôi theo khung cảnh thanh bình, yên tĩnh.

Vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 3 huyện gồm huyện Buôn Đôn và Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), rộng hơn 115.000ha, có địa hình tương đối bằng phẳng, trong đó nổi trội lên 2 ngọn núi Yok Đôn và Reheng.

Nơi đây ẩn chứa rất nhiều điều kỳ thú, bí ẩn thu hút nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đến khám phá, trải nghiệm. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp, đây cũng là nơi duy nhất của Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.

Yok Đôn là nơi cư trú của hàng ngàn loài động, thực vật, đặc biệt nơi đây còn có sự tồn tại của các loại động vật quý hiếm. Theo khảo sát của các nhà khoa học, ở Đông Dương hiện có 56 loài động vật quý hiếm thì riêng Yok Đôn đã có 38 loài và 17 loài được ghi trong Sách Đỏ thế giới như hươu sao, sơn dương…

Hang động núi lửa Chư Bluk

Hang động núi lửa. Ảnh: Chư B'lưk Home

Hang động núi lửa. Ảnh: Chư B'lưk Home

Thuộc huyện Krông Nô, Chư Bluk là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, với hơn 100 hang động lớn nhỏ và có hơn 5 miệng núi lửa được phát hiện, dài khoảng 25km.

Theo các nhà khoa học, quá trình hình thành các hang lớn nhỏ bên trong đã diễn ra cách đây khoảng 3.7000 năm bởi quá trình phun trào núi lửa. Vào bên trong hang du khách sẽ thấy rõ được sự khác biệt giữa bên trong và bên ngoài, nơi đây bóng tối bao phủ và chỉ thỉnh thoảng nhận được vài tia nắng xuyên qua những khe đá nứt, không khí ẩm thấp và lạnh, vì vậy gần miệng hang có rất nhiều dương xỉ và rêu xanh mướt.

Dãy núi lửa Nâm Kar

Dãy núi lửa Nâm Kar được hình thành từ 3 núi lửa gồm một nón than chính và hai nón than phụ. Nón than chính cao 60m, đường kính 220m, miệng sâu khoảng 20m tính từ đỉnh núi, có hình dạng oval điển hình. Ngọn núi có độ cao 660m so với mực nước biển, được cấu tạo chủ yếu từ xỉ, mỗi viên xỉ có đường kính vài centimet.

Đồng bào M’Nông ở nơi đây vẫn còn lưu truyền những câu chuyện huyền bí về sự tích hình thành núi lửa Nâm Kar, với ý nghĩa giáo dục, nhắc nhở con cháu không xâm hại tài nguyên thiên nhiên.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.