Thứ năm, 11/04/2024, 12:26 PM

Đề xuất kéo dài metro lên 500km, tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ USD tại thành phố đông dân nhất Việt Nam

Với phương án mới đề xuất, thành phố này sẽ có 10 tuyến metro.

Tại cuộc họp trao đổi các nội dung liên quan Đề án phát triển đường sắt đô thị TP. HCM chiều 10/4, TP. HCM cho biết đang xây dựng đề án phát triển đường sắt đô thị TP. HCM theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.

Kết luận 49 yêu cầu TP. HCM phải hoàn thành 200km đường sắt metro còn lại trong 12 năm tới (chuẩn bị dự án 4-5 năm, thực hiện dự án 7-8 năm). 

Trong cuộc họp này, đơn vị tư vấn làm đường sắt đô thị đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng chiều dài đường sắt đô thị của TP. HCM từ 220km hiện nay lên khoảng 511km, chia thành 10 tuyến, gồm 384 nhà ga. Trong đó có 1 tuyến vành đai và 8 tuyến xuyên tâm, đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2045.

a1-dung-ol-171276266267621384798

TP. HCM đang làm việc tốc lực để đưa ra được đề cương và cách làm vào ngày 12/4.

Theo đề xuất này, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) hiện sắp hoàn thiện 19,7km được định hướng nhập cùng 1 phần tuyến 3a, kéo dài tới depot An Hạ (H. Bình Chánh) sát với tỉnh Long An, tạo thành trục đường sắt liên tục chạy từ phía đông sang tây. Khi đó, tuyến metro số 1 sẽ dài tới 40,8km, đi qua 14 nhà ga và 2 depot; tuyến metro số 2 kéo tổng chiều dài lên 65,82km.

Về phương án đầu tư, đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án. Phương án 1 là đầu tư toàn mạng hệ thống đường sắt đô thị tổng chiều dài khoảng 511km và 384 ga, đầu tư các tuyến xuyên tâm trước. Sơ bộ tổng mức đầu tư gần 50 tỷ USD.

Phương án 2: Đầu tư xây dựng toàn bộ chiều dài 6 tuyến từ tuyến 1-6 (5 tuyến xuyên tâm và 1 tuyến vành đai), chiều dài khoảng 303km. Nguồn vốn khoảng 25 tỷ USD.

Phương án 3 là đầu tư 6 tuyến rút gọn: làm hoàn thiện 3 tuyến 1 - 3 - 4 và đầu tư 1 phần các tuyến metro số 2, số 5, số 6, tổng chiều dài khoảng 180km. Tổng mức vốn cần huy động là 20 tỷ USD. Đơn vị tư vấn đánh giá phương án này phù hợp với Quy hoạch 568 hiện nay, khả thi về nguồn lực của TP. HCM.

Nhận xét về 3 phương án trên, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng phương án 3 tương ứng lộ trình từ nay đến năm 2040 làm khoảng 250km đường sắt đô thị là khả thi. Kế hoạch hoàn thiện hơn 500km metro có thể kéo dài tới 2060 là phù hợp.

Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Trần Quang Lâm khẳng định đây là đề án rất khó, mang tính đột phá, chưa có tiền lệ trên cả nước.

Dự kiến ngày 12/4, Bộ GTVT sẽ họp cùng TP. HCM và TP. Hà Nội để thống nhất về đề cương và cách làm. Mục tiêu trước 18/4 phải hoàn thiện dự thảo đề án, trình Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trước 10/5. Sau đó, Bộ GTVT trình Thường trực Chính phủ xem xét, thông qua nội dung đề án trước 25/5 và Văn phòng Trung ương Đảng trình Bộ Chính trị nội dung đề án trước 15/6.

Ngọc Trà

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Đèo Cả ‘chơi lớn’, dồn gần 20.000 tỷ nợ vay dài hạn vào 3 dự án BOT

Tập đoàn Đèo Cả ‘chơi lớn’, dồn gần 20.000 tỷ nợ vay dài hạn vào 3 dự án BOT

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:05

Hiện nay, các dự án đều đã đưa vào khai thác, tạo ra nguồn thu ổn định và tăng trưởng đều hàng năm.

Dù Hòa Phát đã 'đi trước 1 bước', cảng nước sâu tiềm năng của biển miền Trung vẫn được 'ông lớn' Ấn Độ 'để mắt'

Dù Hòa Phát đã 'đi trước 1 bước', cảng nước sâu tiềm năng của biển miền Trung vẫn được 'ông lớn' Ấn Độ 'để mắt'

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:03

Tập đoàn đa ngành đến từ Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm tới nhiều dự án hạ tầng đầy tiềm năng của tỉnh nằm ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dự án siêu cấp 20 tỷ USD nạo vét hàng trăm triệu tấn cát lấp biển, tham vọng biến ngôi làng nhỏ trở thành 'tâm chấn mới' ngành du lịch

Dự án siêu cấp 20 tỷ USD nạo vét hàng trăm triệu tấn cát lấp biển, tham vọng biến ngôi làng nhỏ trở thành 'tâm chấn mới' ngành du lịch

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 21:03

Hứa hẹn, sau khi hoàn tất, tổ hợp đô thị này sẽ phát triển theo hướng thông minh, xanh và đáng sống, sử dụng công nghệ dịch vụ tiên tiến và các nguồn năng lượng tái tạo.