Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 08/03/2015, 07:33 AM

Dấu chấm lặng của những phận đời chưa từng nghĩ đến ngày 8/3

(NTD) – Gánh nặng của cuộc sống mưu sinh thường nhật khiến đôi vai người phụ nữ thêm oằn, tóc thêm bạc. Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi nên chẳng mấy ai nghĩ đến ngày 8/3.

Trong những ngày gần đây, khi  “một nửa thế giới” đang hân hoan chuẩn bị cho ngày 8/3 với hoa, quà tặng và những lời chúc ý nghĩa từ mọi người xung quanhh thì trên các nẻo đường, các con phố nhỏ, bước chân lặng lẽ của những người phụ nữ tỉnh lẻ ra Hà Nội kiếm sống vẫn ngày ngày quảy gánh hàng rong đi từ tờ mờ sáng cho tới tận đêm khuya mới về và thậm chí là ngược lại, với họ ngày 8/3 như những ngày bình thường khác.

Ngày 8/3 là ngày gì hở em?

Đối với những người phụ nữ ở quê ra thành phố kiếm sống, ngày 8/3 được nghỉ đã là điều xa xỉ còn chưa nói đến hoa hay quà. Trở thành trụ cột của gia đình, cả năm quay cuồng với gánh năng mưu sinh, vun vén cho tổ ấm gia đình nhưng chưa một lần những người phụ nữ ấy nghĩ cho riêng mình để háo hức, chờ đợi ngày 8/3.

Chị Liên, một người bán hàng rong đến từ Lý Nhân – Hà Nam cho hay: “Thời buổi kinh tế khó khăn, cả nhà mấy miệng ăn chỉ trông chờ vào vài sào ruộng, cực chẳng đã tôi mới phải xa gia đình để lên Hà Nội kiếm sống”.

Nhung nguoi phu nu khong co ngay 8-3 (1) (Copy)

Bất chấp mưa gió, người phụ nữ vẫn lặn lội bán hàng rong trên phố cổ.

Hàng ngày, người phụ nữ này dạy từ 4 giờ sáng ra mua hoa tại chợ hoa Quảng Bá để về bán tại các chợ nhỏ, tan chợ, chị lại chuẩn bị một nồi ngô luộc lên phố cổ bán dạo buổi chiều để kiếm thêm đồng ra đồng vào. “Nghe trên ti vi thấy người ta có nhắc đến ngày 8/3, nhưng biết thì cũng chỉ để đó thôi, bó hoa vài ba chục nghìn bằng tôi đi làm cả ngày trời, ngày 8/3 chỉ dành cho những ai là cán bộ, công chức thôi”.

Cũng như chị Liên, cô Lợi đến từ huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cũng từ quê ra thành phố kiếm sống. Vài sào ruộng ở nhà không đủ để nuôi con gái lớn đang theo học tại Đại học Tài Nguyên Môi trường, cả nhà dắt díu nhau ra thủ đô. Chồng cô phụ thợ trong thành phố, cô tranh thủ đi bán hàng rong xôi khúc, bánh bao để có thêm vài đồng ra, đồng vào cho con ăn học. “Ở Hà Nội, mang tiếng vất vả là thế, đi bán hàng từ 11 giờ đêm đến 4 giờ, 5 giờ sáng nhưng cũng còn có đồng ra, đồng vào chứ ở quê cứ cả ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà chẳng đủ ăn”.

Nhung nguoi phu nu khong co ngay 8-3 (2) (Copy)
Tiếng rao đêm xôi khúc, bánh bao của người phụ nữ này vẫn đều đặn đêm đêm tại bờ hồ Hoàn Kiếm.

Khi được hỏi về ngày 8/3 cô Lợi chỉ cười: “Bọn trẻ bây giờ lắm chuyện thật, các cô ngày xưa cách đây vài chục năm có biết ngày 8/3 là ngày gì đâu, thế nên bây giờ cũng quen rồi, cô chỉ mong trong ngày này bán được đắt hàng thôi chứ chẳng dám mong ước gì nhiều”.

Điều ước cho ngày 8/3 bình yên, no đủ

Bươn chải từng ngày với nỗi lo cơm áo, bên đôi quang gánh là cái “cần câu cơm” nuôi cả mấy miệng ăn, những người phụ nữ ấy không biết thế nào là ngày 8/3 ý nghĩa. Ở những công trường xây dựng, hay ở bến xe, ga tàu, không khó để bắt gặp hình ảnh người phụ nữ làm nghề bốc vác, với họ, bất cứ nghề gì có thể kiếm ra tiền, dù có vất vả, nặng nhọc đến bao nhiêu đi nữa họ vẫn làm bởi phía sau họ còn cả một gia đình cần che chở.

Gặp chị Nguyễn Thị Nụ lúc 2 giờ sáng tại chợ hoa Quảng Bá – người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn đon đả tươi cười mời khách mua hoa mặc dù trước đó chỉ còn đang gật gù trên yên xe máy. Chị kể: “Ngày nắng cũng như ngày mưa, 1 giờ sáng khi người ta chăn ấm, đệm êm thì chị bắt đầu công việc của mình tại chợ hoa Quảng Bá, ngày tạnh ráo thì đỡ, chứ mưa to, gió rét, khổ lắm, người mua đã ít xong hoa gặp mưa gió dập nát cả lời lãi chẳng có nhiều khi còn lỗ cả vốn”.

Nhung nguoi phu nu khong co ngay 8-3 (4) (Copy)
2 giờ sáng, chợ hoa Quảng Bá nhộn nhịp kẻ bán người mua mặc dù thời tiết mưa gió.

Với chị Lê Thị Tuyết ở Nam Định, lên Hà Nội với chiếc xe đạp cọc cạch đi bán bò bía. Hàng ngày chị đạp xe hơn hai chục cây số từ ngoại thành Hà Nội vào thành phố để bán hàng đến tận đêm muộn mới về. Hơn mười hai giờ đêm, gặp chị với dáng người nhỏ nhắn, đơn độc trên cầu Long Biên vào ngày mưa phùn giá rét chị than thở: “Trời mưa rét, ít khách lắm em ạ, bò bía còn nhiều, mong sao mai kia trời tạnh ráo đi cho đỡ khổ, mới Tết ra mà buôn bán thế này thì chán quá”.

Nhung nguoi phu nu khong co ngay 8-3 (3) (Copy)
Chiếc xe đạp bán bò bía 12 giờ đêm mới bắt đầu rời khỏi nội thành Hà Nội.

Điều ước cho ngày 8/3 của những người phụ nữ ấy thật giản dị, ước sao được gân chồng, gần con, ước sao gánh hàng vơi đi cho đỡ nặng lòng, ước sao đông người mua, kẻ bán. Với họ, chẳng cần phải hoa thơm hay quà đắt tiền, sang trọng, điều giản dị nhất mà những người phụ nữ ấy luôn khao khát đó là hạnh phúc gia đình giản dị, là bữa cơm đủ đầy, không còn phải “ăn bữa nay, lo bữa mai”, đó đã là điều quý giá đối với họ.

Những bước chân vẫn lặng lẽ đi về sớm khuya, hình dáng hao gầy của những người phụ nữ lầm lũi cùng hàng xe rong nặng trĩu, lấy tay quẹt ngang giọt mồ hôi khiến nhiều người thương cảm. Món quà ngày 8/3 trong tâm tưởng người phụ nữ đó là có một ngày buôn may, bán đắt để họ kiếm được nhiều tiền hơn gửi về cho chồng, cho con. Có thêm vài đồng bạc lẻ trong chính ngày của mình khiến người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc và an tâm hơn. Và rồi, khóe mắt họ khẽ cười…

Mọi thông tin liên quan đến Văn hóa - đời sống, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Huyền Cao

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.