Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 11/10/2024, 15:26 PM

Đào đất công trường phát hiện vật thể lạ giống mìn chứa toàn ‘kho báu’ vàng bạc: Cảnh sát lập tức thu hồi, ước tính có niên đại khoảng 200 năm

Phát hiện đã làm xôn xao giới khảo cổ học khi công nhân tìm thấy kho báu vàng bạc cổ đại quý giá.

Một nhóm công nhân làm việc tại một đồn điền cao su ở bang Kerala, Ấn Độ, đã có một phát hiện không tưởng khi họ đang thi công hố thu nước mưa. Theo thông tin từ Times of India, trong quá trình làm việc, họ đã phát hiện ra một chiếc bình đất hình trụ chứa đầy vàng, bạc cùng các món trang sức quý giá.

Một nhóm công nhân làm việc tại một đồn điền cao su ở Ấn Độ đã có một phát hiện không tưởng khi họ đang thi công hố thu nước mưa. Ảnh minh họa

Một nhóm công nhân làm việc tại một đồn điền cao su ở Ấn Độ đã có một phát hiện không tưởng khi họ đang thi công hố thu nước mưa. Ảnh minh họa

Cuộc khám phá này không dừng lại ở đó. Chỉ một ngày sau, tại cùng vị trí, nhóm công nhân đã tiếp tục tìm thấy năm đồng xu bạc và hai món đồ trang sức bằng vàng. Các nhà khảo cổ học đã tiến hành điều tra sơ bộ và xác định rằng những hiện vật này có niên đại khoảng 200 năm.

Ban đầu, chiếc bình đã bị công nhân nhầm lẫn với một quả mìn và suýt bị vứt bỏ do lo ngại về an toàn. Tuy nhiên, khi chiếc bình bị vỡ ra, họ đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện bên trong là những báu vật quý giá. Trong chiếc bình có khoảng 17 viên ngọc trai, 13 miếng vàng, trong đó có bốn mảnh thuộc về sợi dây trang sức truyền thống kashumala, cùng với 5 chiếc nhẫn cổ và một bộ khuyên tai.

Một trong những công nhân chia sẻ rằng, họ đã rất bối rối khi thấy những món đồ bằng vàng và bạc. Ngay sau khi nhận ra giá trị của chúng, họ đã lập tức thông báo cho cơ quan chức năng.

Chiếc bình có khoảng 17 viên ngọc trai, 13 miếng vàng, trong đó có bốn mảnh thuộc về sợi dây trang sức truyền thống kashumala, cùng với 5 chiếc nhẫn cổ và một bộ khuyên tai. Ảnh: Sưu tầm

Chiếc bình có khoảng 17 viên ngọc trai, 13 miếng vàng, trong đó có bốn mảnh thuộc về sợi dây trang sức truyền thống kashumala, cùng với 5 chiếc nhẫn cổ và một bộ khuyên tai. Ảnh: Sưu tầm

Chính quyền Panchayat đã nhanh chóng liên hệ với cảnh sát về phát hiện này. Đội cảnh sát Taliparamba đã có mặt tại hiện trường, thu giữ các hiện vật và trình diện trước tòa án. Bộ phận khảo cổ sẽ tiến hành một cuộc điều tra chi tiết để xác minh liệu còn kho báu nào khác có thể được tìm thấy tại địa điểm này hay không. Họ cũng đã quyết định tiếp quản việc thu hồi để xác minh tính xác thực của các món đồ.

Một viên chức cho biết rằng, địa điểm phát hiện đồ cổ này không có tầm quan trọng về mặt lịch sử, nên các vật phẩm này có thể chỉ thuộc về bộ sưu tập cá nhân. Tuy nhiên, họ sẽ đưa ra kết luận chính xác sau khi thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng.

Trước đó, vào đầu năm 2024, người dân Ấn Độ cũng đã phát hiện dấu vết của một nền văn minh cổ đại từ thời Harappan khi đang khai thác vàng. Phát hiện này đã gây bất ngờ cho cả nhà khảo cổ học và cộng đồng địa phương, khi dân làng tìm thấy tàn tích của một khu định cư kiên cố, nằm cách Di sản thế giới Dholavira khoảng 50km.

Hải Châu

Bình luận

Nổi bật

Bảo tồn truyền thống dân tộc Tày xóm bản Đông: Tạo điểm nhấn bản sắc văn hóa riêng biệt gắn với du lịch bền vững

Bảo tồn truyền thống dân tộc Tày xóm bản Đông: Tạo điểm nhấn bản sắc văn hóa riêng biệt gắn với du lịch bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 18/10/2024, 09:57

(CL&CS) - Dự án Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Tày, xóm bản Đông, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian

Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian

sự kiện🞄Thứ sáu, 18/10/2024, 07:34

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15/10/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Lễ hội chùa Keo mùa thu tỉnh Thái Bình: Trở về miền đất Phật linh thiêng

Lễ hội chùa Keo mùa thu tỉnh Thái Bình: Trở về miền đất Phật linh thiêng

sự kiện🞄Thứ năm, 17/10/2024, 15:36

(CL&CS) - Với mong muốn nâng tầm các giá trị văn hóa, lịch sử, tạo điểm nhấn nhằm để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, năm nay, huyện Vũ Thư (Thái Bình) hướng đến tổ chức lễ hội văn minh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Nhân dân về với Lễ hội chùa Keo mùa thu là trở về miền đất Phật linh thiêng gắn với vị Thiền sư Dương Không Lộ, người có công xây dựng chùa.