Đằng sau lợi nhuận tăng “vũ bão” của không ít ngân hàng?

(NTD) - Trong quý 2/2018, nhiều ngân hàng như ACB ồ ạt công bố lãi đậm, thậm chí tốc độ tăng trưởng được tính bằng “lần”, chứ không phải %. Thế nhưng, đằng sau đà bứt phá như vũ bão đó là nhiều điểm bất thường.

Trong quý 2/2018, nhiều ngân hàng ồ ạt công bố lãi đậm. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đạt 2.462 tỷ đồng, tăng 1.428 tỷ đồng, tương đương 1,5 lần; của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đạt 4.150 tỷ đồng, tăng 1.966 tỷ đồng, tương ứng 90%.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) chứng kiến lãi thuần đạt 6.440 tỷ đồng, tăng 2.210 tỷ đồng, tương ứng 52,2%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng 308 tỷ đồng, tương ứng 226%…

Thế nhưng, không phải tất cả ngân hàng đều tăng trưởng vượt bậc nhờ hoạt động “lõi” của mình. Thực tế cho thấy nhiều đơn vị bứt phá nhờ hoạt động bất thường. Đó là giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và bán tài sản, (cụ thể, thoái vốn khỏi nhiều hoạt động đầu tư).

loi-nhuan-ngan-hang
Nhiều ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận siêu tốc nhờ các hoạt động bất thường.

Vietcombank đang giữ kỷ lục về mức lợi nhuận kiếm được. Thế nhưng, thành tựu này không hẳn đến từ sự xuất sắc của ban lãnh đạo cũng như người lao động Vietcombank mà phụ thuộc khá nhiều vào việc Vietcombank thoái vốn khỏi một số ngân hàng.

Từ sau đại án bầu Kiên, sở hữu chéo trở thành vấn đề gây nhức nhối cho các nhà quản lý và chuyên gia tài chính. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế tình trạng này.

Theo quy định tại Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác với tỷ lệ nắm giữ dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết tại tổ chức tín dụng đó.

Tuy nhiên, cho tới đầu năm nay, Vietcombank vẫn chưa chấm dứt được tình trạng này. Hồi đầu năm, Vietcombank vẫn sở hữu vốn tại 4 ngân hàng: Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Phương Đông (OCB), Eximbank, Quân Đội (MB) và Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC).

Trong quý 2 năm nay, Vietcombank mới giảm tỷ lệ tại OCB. Cuối tháng 4/2018, Vietcombank đã bán được gần 5,2 triệu cổ phiếu OCB. Với mức giá bình quân cao gấp 2 lần giá chào bán, Vietcombank thu về gần 136 tỷ đồng. Con số từ hoạt động bất thường này có đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận cho Vietcombank nhưng không quá lớn. Khoản bất thường lớn nhất là “Lợi nhuận khác”.

Trong 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu “Lợi nhuận khác” tăng vọt từ 908 tỷ đồng lên 2.383 tỷ đồng. Chỉ tiêu này chiếm tới 37,1% tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu loại trừ chỉ tiêu này, lãi ròng 6 tháng đầu năm của Vietcombank chỉ còn 4.057 tỷ đồng, không bằng lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái.

Có khoản “Lợi nhuận khác” quá lớn nhưng trong báo cáo tài chính, Vietcombank không hề lý giải cho sự bất thường này. Thậm chí, trong phần giải trình, Vietcombank “lờ” đi khoản “Lợi nhuận khác”.

acb-1
Ngân hàng ACB tăng trưởng mạnh khi cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Hoạt động “lõi” của Eximbank chưa có nhiều khởi sắc. Thế nhưng, trong 6 tháng đầu năm nay, Eximbank được “cứu” nhờ một hoạt động bất thường. Đó là thoái vốn khỏi Sacombank. Hoạt động này mang về cho Eximbank 521 tỷ đồng khoản thu nhập góp vốn mua cổ phần 521 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ bị lỗ 13 tỷ.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là “phao cứu sinh” cho một số ngân hàng yếu kém. Thế nhưng, kỳ lạ ở chỗ, nhiều ngân hàng đang trên con đường phát triển tốt vẫn lựa chọn sử dụng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để tạo ra sự bứt phá ấn tượng.

ACB là một ví dụ điển hình. Tại thời điểm cuối quý 2, nợ xấu tại ACB là 1.737 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 1.389 tỷ đồng hồi đầu năm nay. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt từ 788 tỷ đồng lên 1.032 tỷ đồng.

Bất chấp cả nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tăng khá mạnh, ACB lại bất ngờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu này chỉ là 445 tỷ đồng, giảm 521 tỷ đồng, tương ứng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, một hoạt động bất thường khác chưa được ACB giải trình cũng góp phần rất lớn vào tăng trưởng lợi nhuận siêu tốc của ACB. Đó là hoạt động khác. Lợi nhuận khác mang về cho ACB số tiền 706 tỷ đồng.

 Vy Vy

_NTD_So 457 458_In (2)_Page_25
 

Bình luận

Nổi bật

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

Bà Lê Hải Liễu: Gỗ Đức Thành sẽ “vượt bão” thành công

sự kiện🞄Thứ bảy, 18/05/2024, 09:34

(CL&CS) - “Tôi tin rằng với chiến lược kinh doanh phù hợp, kế hoạch triển khai cụ thể, cùng với kinh nghiệm và bản lĩnh sẵn có, Gỗ Đức Thành sẽ lại “vượt bão” thành công”, đó là thông điệp của bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành trong năm 2024.

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.