Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 19/06/2024, 21:58 PM

Đại tướng đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân: Người đặt nền móng cho sự phát triển của TP. HCM, hai anh trai cũng là những nhà lãnh đạo nổi tiếng

Ông là người Bộ trưởng đặt những viên gạch quan trọng đầu tiên về đổi mới xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong thời kỳ Đổi mới của đất nước.

Theo tư liệu lịch sử, ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội. Cùng với việc đập tan các cơ quan đàn áp của địch và thiết lập chính quyền cách mạng, Công an Nhân dân Việt Nam ra đời.

Thế nhưng mãi đến năm 1989, lực lượng Công an mới có vị Bộ trưởng mang hàm Đại tướng đầu tiên. Đó là Đại tướng Mai Chí Thọ (1922-2007).

Chân dung Đại tướng Mai Chí Thọ. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Chân dung Đại tướng Mai Chí Thọ. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Đại tướng Mai Chí Thọ tên thật là Phan Đình Đống, quê ở thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Ông có 2 người anh trai cũng là những lãnh đạo nổi tiếng: ông Lê Đức Thọ (tên thật là Phan Đình Khải, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tổ chức Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam) và ông Đinh Đức Thiện (tên thật là Phan Đình Dinh, Thượng tướng Quân đội Nhân dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải).

Mới 14 tuổi, ông đã tham gia cách mạng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm 17 tuổi, ông đã vinh dự được kết nạp vào Đảng, trở thành người chiến sĩ cộng sản nguyện cống hiến hết mình cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Trong những năm tháng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã phải trải qua những ngày tháng gian khổ, khó khăn khi bị giam trong các nhà tù ở Nam Định, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn) và Côn Đảo.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông giữ các vị trí Trưởng Ty Công an, Bí thư các tỉnh Cần Thơ, Mỹ Tho rồi là Xứ ủy viên, Bí thư Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Chính ủy Quân khu miền Đông... Từ 1965-1975, ông từng giữ các chức vụ Phó Bí thư, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Dù ở cương vị nào ông cũng thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.

Cuộc họp phân khu ủy Phân khu I chuẩn bị cho trận đánh vào Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 (Đại tướng Mai Chí Thọ thứ 5 từ trái qua). Ảnh: Báo SGGP

Cuộc họp phân khu ủy Phân khu I chuẩn bị cho trận đánh vào Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 (Đại tướng Mai Chí Thọ thứ 5 từ trái qua). Ảnh: Báo SGGP

Hòa bình lập lại, ông giữ các chức vụ Giám đốc Công an TP. HCM, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM. Cùng với hai vị lãnh đạo khác là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông là người trong bộ ba ủng hộ và khởi xướng cho thời kỳ Đổi mới ở TP. HCM, trước 1986.

Ông Mai Chí Thọ dự khai giảng năm học 1977-1978 ở Trường Lý Tự Trọng, TP. HCM. Ảnh tư liệu/Báo Tuổi Trẻ

Ông Mai Chí Thọ dự khai giảng năm học 1977-1978 ở Trường Lý Tự Trọng, TP. HCM. Ảnh tư liệu/Báo Tuổi Trẻ

Ông Mai Chí Thọ được bầu làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Thứ trưởng thường trực Bộ Công an) vào tháng 11/1986. Ba tháng sau, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng. Đến tháng 5/1989, ông trở thành Đại tướng đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Là người luôn có tư duy và tầm nhìn đổi mới, Bộ trưởng Mai Chí Thọ đã nghiên cứu, học tập tư duy và tầm nhìn lãnh đạo của Bác Hồ, tổng kết kinh nghiệm trong nước và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.

Hơn 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, hình ảnh đọng lại trong lòng nhân dân, cán bộ, chiến sĩ về Đại tướng là một lãnh đạo gần gũi, thân thương, chí tình chí nghĩa. Trải qua hai cuộc kháng chiến, Đại tướng luôn có mặt ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, từ miền Tây đến miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định, được giao nhiều trọng trách và ở cương vị nào cũng hoàn thành xuất sắc. 

Trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển TP. HCM, Đại tướng Mai Chí Thọ là nhà lãnh đạo bản lĩnh, có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo quyết liệt.

Trong xây dựng lực lượng Công an, ông rất coi trọng phẩm chất đạo đức, văn hóa ứng xử với mọi người, bản lĩnh của cán bộ chiến sĩ công an trước mọi hoàn cảnh và các loại đối tượng...

Đại tướng được nhận xét là người kín tiếng, nói ít làm nhiều. Ảnh: Báo CAND

Đại tướng được nhận xét là người kín tiếng, nói ít làm nhiều. Ảnh: Báo CAND

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, là Đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII. VIII. Suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương như Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh...

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy Phú Quốc trở thành một điểm đến du lịch thể thao toàn cầu

Thúc đẩy Phú Quốc trở thành một điểm đến du lịch thể thao toàn cầu

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:08

(CL&CS)- Gần 1.500 vận động viên đã có màn trình diễn thuyết phục trong điều kiện lý tưởng, làm nổi bật cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới và vẻ đẹp ven biển của đảo ngọc Phú Quốc.

Thưởng thức bia thủ công, xem show trên biển và ngắm pháo hoa rợp trời- trend mới của Phú Quốc

Thưởng thức bia thủ công, xem show trên biển và ngắm pháo hoa rợp trời- trend mới của Phú Quốc

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:48

(CL&CS) - Tối 16/11, tại Thị trấn Hoàng Hôn, Sun Group chính thức ra mắt nhà hàng bia Sun Bavaria Bistro tại bãi biển trung tâm thị trấn, mang đến một không gian lễ hội Oktoberfest 365 ngày trong năm, với hương vị bia thủ công chuẩn Đức cùng hàng loạt show diễn sôi động giữa lòng Phú Quốc.

Tỉnh Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Tỉnh Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 09:38

(CL&CS) - Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh năm 2024.