Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 20/03/2024, 15:07 PM

Cuộc đời bí ẩn của 'công chúa tình báo' đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Bà được xem là người có công rất lớn trong cuộc chiến đánh bại quân Nguyên - Mông nhưng lại không có ghi chép chi tiết về cuộc đời.

Theo Báo Lao Động, GS Phạm Đức Dương từng viết rằng: "Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên - một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á - Âu. Trong chiến công chung đó, người ta ghi nhận sự đóng góp, sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong số ấy có công chúa An Tư..."

An Tư công chúa (theo Việt sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ chép là Thiên Tư công chúa) là con gái út của vua Trần Thái Tông, chưa rõ năm sinh năm mất. Theo một số tư liệu ghi chép lại, nàng là một "lá ngọc cành vàng" tài mạo song toàn, là một trong hai công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Trần, cùng với Huyền Trân công chúa.

Công chúa An Tư là một nhân vật đặc biệt, xuất hiện trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc ta thế kỷ XIII. Ảnh minh họa

Công chúa An Tư là một nhân vật đặc biệt, xuất hiện trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc ta thế kỷ XIII. Ảnh minh họa

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ 7 (năm 1285), vua sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư dãn loạn nước vậy”.

Sách Việt sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi: “Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước”.

Công chúa An Tư không đi lấy chồng mà bị cống nạp, nên đó là một sự hy sinh lớn cho giang sơn xã tắc. Ở trong trại giặc, công chúa An Tư đã sống ra sao, làm những gì, không ai biết. Nhưng theo một số ghi chép, công chúa đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần.

Vài tháng sau đó, quân Trần bắt đầu phản công, khiến quân Nguyên đại bại, 20 vạn quân xâm lược bị tan rã, Toa Đô bị chém, Thoát Hoan phải nhục nhã chui vào ống đồng trốn chết mà chạy về nước. Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư...

Sách An Nam Chí lược do Lê Tắc (là thuộc hạ của Trần Kiệm, theo Trần Kiệm sang đầu hàng nhà Nguyên và sống lưu vong tại đó) chép như sau: “Trước, thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con”. Nhiều người dựa vào chi tiết này cho rằng, công chúa An Tư đã theo Thoát Hoan sang Trung Quốc và sinh cho vị thái tử này hai người con.

Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán chứ chưa có căn cứ cụ thể. Bởi ngoài công chúa cũng có một người họ Trần khác được gả cho Thoát Hoan là con Trần Di Ái, em gái Trần Tú Viên. Cuộc hôn nhân này diễn ra năm 1336 (An Nam Chí lược trang 249), chứ không phải năm 1285.

Tại thôn Cao Lãm (xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có đền thờ một vị công chúa triều Trần. Bản sắc phong đời Tự Đức (1849) cho vị nữ nhân thần của làng bằng chữ Hán có ghi:

“Theo sách thờ cúng trong tỉnh có ghi: Sở huyện Sơn Minh, xã Cao Lãm, thôn Khả Lãm lừng vang vị thần là công chúa triều Trần. Năm Trần Bảo Đức, giặc Nguyên xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng vơ vét sạch của cải cùng các cung nữ.

Khi ấy ngài vừa tròn tuổi mười năm, xinh tươi rực rỡ, mềm mại khoan thai. Ngài cùng mười cô gái trẻ chạy giặc về vùng đất Sơn Minh. Giặc đuổi ép tới thôn Khả Lãm. Người tìm chỗ hiểm yếu cầm đầu chống lại chúng; không chống được quân địch, bèn tự vẫn.

Tiếng linh vang dội nên thôn lập miếu phụng thờ. Tới khi vua Trần phục quốc, người nhớ thương và ngợi khen người con gái trung thành, trong trắng và khen tặng là vị thần Hồng Anh phu nhân”.

Còn người dân trong làng truyền nhau rằng, thời đó khi giặc Nguyên tan chạy, có một vị công chúa nhà Trần đã trốn khỏi trại quân Nguyên, cùng các cung nữ theo dọc bờ sông Đáy chạy về phía Tây Nam, hòa lẫn trong dòng dân chúng.

Nàng chạy đến huyện Sơn Minh, xã Cao Lãm, thôn Khả Lãm (nay là thôn Cao Lãm), nơi khi ấy vẫn còn là một vùng đầm lầy thì bị giặc đuổi tới. Không chống nổi, công chúa liền tuẫn tiết tại đây.

Người dân không biết tên thật của công chúa, bèn đem thờ trong ngôi miếu, gọi tên chung là Trần triều công chúa.

Tham khảo:

- Tìm lời giải nghi vấn cuộc đời của Công chúa An Tư nổi danh lịch sử (độc quyền) - Báo Lao Động (29/10/2013)

- Vị công chúa nhà Trần bị cống cho Thoát Hoan sống chết ra sao? - Báo Dân Việt (28/02/2021)

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Phương Oanh hạ sinh hai 'cá mập con', hé lộ khoảnh khắc xúc động tình mẫu tử

Phương Oanh hạ sinh hai 'cá mập con', hé lộ khoảnh khắc xúc động tình mẫu tử

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 10:56

Sau thời gian mang thai, Phương Oanh đã hạ sinh 2 con, mẹ tròn con vuông.

Căn cứ khoa học biệt lập lớn nhất của con người: Thời tiết khắc nghiệt, phi công phải học hạ cánh dù không thấy đường băng

Căn cứ khoa học biệt lập lớn nhất của con người: Thời tiết khắc nghiệt, phi công phải học hạ cánh dù không thấy đường băng

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 10:50

Đây là nơi các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tụ họp để khám phá những bí ẩn ẩn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu của Nam Cực.

Phát hiện 'thủ phạm' quen mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Phát hiện 'thủ phạm' quen mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 10:43

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe.