Dữ liệu cũ
Thứ năm, 16/08/2018, 10:51 AM

Cuộc cạnh tranh khốc liệt của xe công nghệ trên “chiến trường” Việt Nam vẫn tiếp diễn

(NTD) - Sau khi Uber “bán mình” cho Grab tại Việt Nam, không ít người lo ngại Grab sẽ “một mình một chợ” và tạo thế độc quyền. Nhưng chưa đầy 4 tháng sau, hàng loạt ứng dụng gọi xe công nghệ đã ra đời, báo hiệu cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt nhưng lại được người tiêu dùng “vỗ tay”...

Go-Viet

Cuộc đua giữa các ứng dụng gọi xe công nghệ ngày càng khốc liệt.

Từ 10/8, ứng dụng gọi xe công nghệ FastGo gia nhập thị trường TP.HCM sau khi ra mắt tại Hà Nội 2 tháng trước. Nếu tại Hà Nội, hãng này chỉ có xe ô tô thì ở TP.HCM, họ có thêm xe ôm. Như vậy, về số lượng thì cuộc đua xe công nghệ giờ đây còn nóng hơn khi Uber có mặt. Ngoài Grab và FastGo, tại Việt Nam đã có Mai Linh, ABER, Vato và mới nhất là Go-Jex với tên quen gọi Go-Viet.

Trong số các hãng trên, ngoài Mai Linh hoạt động khá èo uột, khách hàng khó gọi xe, độ “phủ sóng” yếu thì ABER lẫn Vato cũng chưa được đánh giá cao. Người viết đã nhiều lần đặt thử Vato và ABER tại khu vực Thảo Điền (Q.2, TP.HCM) nhưng thời gian có xe lâu hơn Grab dù cả hai đều có nhiều khuyến mãi đáng kể. Giới tài xế chạy xe ứng dụng cũng cho biết dù nhiều hãng nhưng khách vẫn đang chuộng Grab hơn do thói quen. Mặt khác các hãng còn lại vướng vào vòng luẩn quẩn “khách ít gọi, tài xế không thích chạy do thu nhập chưa cao rồi xe không nhiều”.

Grab chưa coi các hãng trên là đối thủ đáng gờm nhưng sự có mặt của Go-Jek - dịch vụ gọi xe có vốn hóa 2 tỷ USD của Indonesia từ 1/8 sẽ đe dọa vị trí của họ. Go-Jek đã mở rộng sang thị trường Việt Nam với tên gọi Go-Viet, phủ sóng tại 12 quận đầu tiên của TP.HCM với dịch vụ gọi xe ôm theo yêu cầu, trực tiếp cạnh tranh với Grab. Hiện tại thì các dịch vụ khác của Grab bao gồm gọi xe máy, taxi, xe riêng và giao đồ ăn đang được triển khai tại 5 thành phố của Việt Nam. Để thu hút khách, Go-Viet đang khuyến mãi khá mạnh, trong đó phải kể đến đồng giá 5.000 đồng cho mọi chuyến đi xa hay gần, một mức giá không loại xe nào thấp bằng.

Tuy nhiên điều mà người tiêu dùng quan tâm không phải là bao nhiêu hãng và khuyến mãi nhiều hay ít mà chính là cung cách phục vụ cùng những chính sách nhất quán đối với khách hàng. Tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng, xe công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc đi lại của nhiều người. Doanh thu của Grab và Uber trước khi rút khỏi Việt Nam sau 3 năm hoạt động ước đạt hơn 5.000 tỷ đồng và tăng mạnh hàng năm cho thấy xe công nghệ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng thế nào.

Uber-1
 

Hiện rất hiếm smartphone của người dân các thành phố lớn lại không cài một ứng dụng xe công nghệ nào đó. Mặc dù các hãng xe truyền thống, nhất là taxi và xe ôm không mong đợi, thậm chí dị ứng nhưng người tiêu dùng ngày càng mong cuộc cạnh tranh của các hãng xe sâu và rộng hơn. Nếu Uber ra đi để lại khoảng trống mà không có các hãng khác ngoài Grab lấp vào thì chắc chắn khách hàng sẽ là người thiệt thòi.

Không chỉ người tiêu dùng Việt có nhiều sự lựa chọn với xe công nghệ như bây giờ mà tài xế cũng có nhiều sự lựa chọn cho công việc khi ngày càng nhiều hãng ra đời. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng thị trường xe công nghệ tiếp tục hấp dẫn cho cả khách hàng và tài xế nhưng sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Trong khi các hãng “thuần Việt” phải lựa chọn thị trường ngách và “biết mình biết ta” thì các hãng ngoại lại sử dụng lợi thế vốn, kinh nghiệm cùng công nghệ để chiếm thị phần.

Uber
 

Thời gian gần đây, Grab và tài xế của họ đã chiều khách hàng hơn với hàng loạt khuyến mãi, quà tặng khách hàng hạng vàng, bạch kim hay trực tiếp trừ vào cước phí… ABER xây dựng hình tượng “người lái xe hoàn hảo” theo chuẩn Đức. Lái xe được hướng dẫn về văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử, các hành vi nên và không nên khi tham gia lái xe… FastGo đã tích hợp với các hãng taxi truyền thống vào ứng dụng, để người dùng thoải mái lựa chọn. Vato có công nghệ không chỉ gọi được xe trong nội thành mà còn cả xe khách liên tỉnh…

Nhưng tất cả đang bị Go-Viet với tiềm lực vốn mạnh “dội bom”. Không chỉ tung ra nhiều khuyến mãi khủng mà Go-Viet còn có thêm nhiều dịch vụ khác nữa, như gọi thức ăn, hỗ trợ khách hàng đi chợ, giúp việc tại nhà, thanh toán trực tuyến… Tuy nhiên còn quá sớm để khẳng định Go-Viet sẽ thành công và chiếm thị phần lớn tại Việt Nam như Uber trước đây. Cuộc cạnh tranh này không chỉ tốt cho khách hàng mà còn có lợi lâu dài cho các hãng khi họ không độc quyền, tự mãn và o ép khách hàng vì chỉ có một vài lựa chọn.

PHAN NGUYỄN

_NTD_So 459 460_In_Page_14
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.