Dữ liệu cũ
Thứ tư, 09/10/2019, 18:27 PM

Công trình nghiên cứu pin lithium-ion được trao giải Nobel Hóa học 2019

(NTD) - Chiều 9/10 (giờ Hà Nội), trong buổi lễ long trọng diễn ra tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Ủy ban Nobel tuyên bố Giải Nobel Hóa học năm 2019 thuộc về ba khoa học gia John B. Goodenough (người Mỹ gốc Đức đang công tác tại Đại học Texas, vốn là người cao tuổi nhất từng được trao huy chương Nobel khi được vinh danh vào năm 97 tuổi),

M. Stanley Whittingham (Anh, sinh ra tại Hungary trước khi chuyển đến Mỹ và công tác tại Đại học Binghamton) và Akira Yoshino (Đại học Meijo, Nhật) với công trình nghiên cứu và phát triển các loại pin lithium-ion. 

Khoa học gia Stanley Whittingham dày công nghiên cứu pin lithium-ion (tên gọi khác: Li-ion) từ năm 1970, lần đầu được giới thiệu với công chúng vào năm 1991. Pin Lithium-ion là loại pin được cấu tạo gồm các thành phần cơ bản là chất điện phân đóng vai trò như môi trường điện ly giữa hai cực âm và dương của pin.

Nobel19HH 1
 

Phát minh quan trọng này hiện nay rất cần thiết đối với con người, đặc biệt phổ biến trong các thiết bị điện tử như e hơi, điện thoại di động, y tế, các thiết bị giải trí, hàng không, xe điện và những loại đồ dùng thiết thực khác phục vụ đời sống...

Ưu điểm lớn của pin lithium-ion là có thể sạc đi sạc lại nhiều lần, ít bị tự xả (giữ năng lượng lâu), mật độ năng lượng lớn (kể cả trên kích thước pin nhỏ) và không làm ô nhiễm môi trường như các công nghệ cũ. Phát minh ra pin lithium-ion góp phần dẫn tới cuộc cách mạng về điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.

Việc các nhà khoa học Whittingham, Goodenough và Yoshino phát triển thành công pin lithium-ion được đánh giá là "tạo ra một cuộc cách mạng về năng lượng của thế giới hiện đại và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của con người": nó đã giúp giải quyết nhiều vấn đề về năng lượng và đặt nền tảng cho "một xã hội thiết bị không dây và không sử dụng các loại nhiên liệu  hóa thạch".

Nobel19HH 2
 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của loại pin đặc biệt lithium-ion (Ảnh: CNN)

Nhờ vào công trình nghiên cứu đột phá của họ, các chủ nhân Nobel Hóa học năm nay đã thiết lập nền tảng cho một xã hội không dây, giải phóng sự phụ thuộc của thiết bị điện tử vào nhiên liệu hóa thạch.

Năm 2018, giải Nobel Hóa học được trao cho bộ ba khoa học gia có các công trình cho phép con người nắm quyền kiểm soát quá trình tiến hóa và sử dụng các cơ chế thay đổi, chọn lọc gene để tạo ra năng lượng xanh cũng như chữa ung thư di căn: Frances H. Arnold (Viện Công nghệ California - Mỹ) nhận phân nửa giá trị giải thưởng và phần còn lại chia đều cho hai giáo sư George P. Smith (Đại học Missouri - Mỹ) và Gregory P. Winter (Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử MRC ở Cambridge - Anh).

Nobel19HH4
 
Nobel19HH 3
Phát minh ra Pin lithium-ion đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người trong thời đại số (Ảnh: AFP)

Các giải Nobel hàng năm được trao theo di chúc của Alfred Nobel năm 1895. Nobel Hóa học là giải thứ ba được công bố trong mùa giải Nobel năm 2019. Sau đó, giải Nobel Văn học và Hòa bình sẽ được công bố sớm, muộn hơn là Nobel Kinh tế.

Giải Nobel Hóa học được trao lần đầu năm 1901 và tới nay đã có 183 cá nhân được vinh danh. Trước đó, Ủy ban Nobel đã trao Giải Nobel Y Sinh cho ba khoa học gia William G. Kaelin Jr, Peter J. Ratcliffe và Gregg Semenza để vinh danh công trình nghiên cứu về phản xạ của tế báo trên cơ thể người đối với các môi trường oxy thay đổi.

Giải Nobel Vật lý cũng đã được trao cho các nhà khoa học James Peebles, Michel Mayor và Didier Queloz. Ông Peebles được vinh danh nhờ "những phát hiện mang tính lý thuyết vật lý vũ trụ. Trong khi hai nhà khoa học Mayor và Queloz nhận Giải Nobel Vật lý nhờ "khám phá ra hành tinh “51 Pegasi b” nằm ngoài Hệ Mặt trời có quỹ đạo như một ngôi sao trong Hệ Mặt trời" vào năm 1995.

                                                                                             Anh Dũng

                                                                               (Theo CNN, AFP)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.