Công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn quá yếu kém

(NTD) – Mỗi hãng sản xuất lớn đầu tư vào Việt Nam đều mong muốn có ngành phụ trợ đi theo để thuận lợi hơn trong chu trình sản xuất sản phẩm. Nhưng không mấy doanh nghiệp Việt đáp ứng được yêu cầu từ các hãng này.

doanh-nghiep-fdi-1414831531544
Công nghiệp phụ trợ quá màu mỡ nhưng chúng ta chưa biết tận dụng

 Nói lại câu chuyện con ốc vít

Mới đây, tập đoàn Samsung đưa ra danh sách 170 phụ kiện để Việt Nam có thể cung ứng cho Galaxy S4 và Tab. Tuy nhiên khi hỏi các hiệp hội, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp điện tử đã có 40-50 năm truyền thống, câu trả lời là: “Chưa làm được (không đáp ứng được công nghệ và giá thành), mà trong đó có những linh kiện nghe rất đơn giản như cái sạc pin, cáp USB, vỏ nhựa, tai nghe...

Năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với tổng giá trị đạt 23,9 tỷ đôla, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.

Thế nhưng trong số 120 triệu chiếc điện thoại đó thì “doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn, bao bì cho Samsung”, ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc tổ hợp Samsung tiết lộ mới đây ở một hội thảo tại Hà Nội.

Đến ngành ô tô với giấc mơ dang dở

Theo tính toán của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp phụ trợ hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Rất nhiều lĩnh vực công nghiệp đặt ra mục tiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính sách ưu đãi được triển khai mạnh mẽ nhưng hầu như chưa có lĩnh vực nào đạt kết quả như mong muốn. Thực trạng này là do có quá ít doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp phụ trợ, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì. Cùng với đó, các cụm công nghiệp cũng được hình thành thiếu quy hoạch tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp … Điển hình cho thực trạng này là ngành xe máy, ô tô.

Gần 20 năm, ngành công nghiệp ô tô trong nước dường như vẫn đang ở giai đoạn khởi động với hơn 50 doanh nghiệp chủ yếu ở công đoạn lắp ráp. Tại hội thảo trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về phương tiện giao thông và công nghiệp phụ trợ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9 đến 12/6/2010, nhiều ý kiến để phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam lại được.

Hiện tại, đã có trên 60 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, hàm lượng công nghệ cao còn ít và có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa sản phẩm.

Đi tìm nguyên nhân và giải pháp

Nhìn nhận những yếu kém, hạn chế đó phải xét trong bối cảnh Việt Nam mở cửa, đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường, sản xuất yếu kém, lạc hậu về công nghệ và quản lý doanh nghiệp sang nền kinh tế thị trường.

Nguyên nhân khách quan đầu tiên dẫn đến các yếu kém trong phát triển công nghiệp hỗ trợ là xuất phát điểm của nền kinh tế. Đây là vấn đề mà các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung như Lào, Trung Quốc, các nước Đông Âu ít nhiều đều mắc phải. Ngay cả các quốc gia và vùng lãnh thổ tư bản chủ nghĩa như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp cũng vấp phải.

Việc chậm có cơ chế, chính sách phù hợp phát triển công nghiệp hỗ trợ là từ nhận thức vĩ mô của từng quốc gia, đó là hiện tượng phổ biến và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Nếu nghiên cứu sớm kinh nghiệm của một số nước, chúng ta có thể rút ngắn được lộ trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và sớm có chính sách, cơ chế phù hợp.

Thông tin thêm về thị trường độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Thực hư chuyện đấu giá đất vùng ven Hà Nội đang “sôi động” trở lại

Thực hư chuyện đấu giá đất vùng ven Hà Nội đang “sôi động” trở lại

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:43

Thời gian gần đây, thị trường xuất hiện nhiều thông tin rằng đấu giá đất vùng ven Hà Nội trong năm 2024 đang sôi động trở lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải khu vực nào các cuộc đấu giá đất cũng diễn ra “suôn sẻ”.

Giá nhà đất liên tục tăng, dạt về vùng ven cũng khó mua nhà 2 tỷ đồng

Giá nhà đất liên tục tăng, dạt về vùng ven cũng khó mua nhà 2 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:43

Nhiều hộ gia đình không mua được nhà ở nội đô do giá nhà đất đang tăng quá cao so với khả năng tài chính. Có những gia đình lựa chọn tìm về vùng ven, chấp nhận đi xa hơn nhưng cũng khó mua được nhà khi giá nhà đất khu vực vùng ven cũng tăng theo nội đô.

Tổng Giám đốc Bách hóa Xanh: Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh sẽ trên 2 tỷ đồng/tháng

Tổng Giám đốc Bách hóa Xanh: Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh sẽ trên 2 tỷ đồng/tháng

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 14:42

Trước câu hỏi về doanh thu trên cửa hàng có thể đạt tối đa bao nhiêu, Tổng Giám đốc Bách hóa Xanh (BHX) Phạm Văn Trọng không ngần ngại chia sẻ: Với quy mô hiện tại, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh sẽ trên 2 tỷ đồng/tháng.