Dữ liệu cũ
Thứ tư, 02/12/2015, 11:00 AM

Công khai bán cà phê hóa chất siêu lợi nhuận

(NTD) - Với lời rao đầy hấp dẫn: "Cà phê siêu lợi nhuận, chỉ 150.000đ/bình 5 lít. Tương đương với 1.300đ/ly, để bán 12.000đ/ly (đen đá) hoặc hơn. Phù hợp cho căng-tin trường học, bệnh viện, nhà hàng, quán... chủ nhân của trang facebook 'cửa hàng hóa chất kim biên" công khai bán loại cà phê làm từ hóa chất độc hại.

Cà phê hóa chất chi phí rẻ lãi lớn gấp 10 lần

Chủ facebook Cửa hàng hóa chất Kim Biên không ngần ngại chia sẻ: “Cà phê của mình cũng chẳng khác cà phê bẩn bán ở các quán từ quán cóc cho đến quán sang. Nghĩa là cũng bắp, đậu, hóa chất (để tạo màu đen, độ sánh, vị đắng) và hương công nghiệp. Cà phê của mình chỉ khác là mình pha sẵn, nên mua về không mất công pha phin”.

Với 150.000 đồng/bình 5 lít thì giá thành chỉ vào khoảng 1.300 đồng/ly, bán ra giá gấp 10 là 13.000 đồng/ly hoặc hơn như ở các quán. Loại cà phê này có thể để tới một tháng, với nhiều sự lựa chọn khi có tới ba loại mùi với các tên nghe rất hấp dẫn như: Robusta, Moka, Brazil...

cà phê bẩn
Cà phê hóa chất công khai bán trên mạng

Ngoài ra, facebook Cửa hàng hóa chất Kim Biên này còn hướng dẫn: “Cà phê này phù hợp với căng tin, trường học, bệnh biện, nhà hàng, quán. Siêu tiện lợi, mua về có thể đổ ra bán liền hay phối theo tỉ lệ (của ba mùi) để tạo sự khác biệt của mỗi quán. Khi mua 10 bình trở lên sẽ được chiết khấu 5%”. Và facebook còn đăng tải tìm đại lý trên cả nước cho loại cà phê siêu lợi nhuận này.

Trước câu hỏi của nhiều khách hàng vì sao cà phê rẻ như vậy, chủ facebook thẳng thắn: "Sẵn có bạn hỏi thành phần là cà phê hay hóa chất. Mình xin trà lời ngắn, đây là cà phê bẩn, chẳng có hạt cà phê, chỉ có bắp, đậu, hóa chất (tạo màu đen, độ sánh, vị đắng) và hương công nghiệp made in China thôi".

Chủ facebook Cửa hàng hóa chất Kim Biên còn lý giải vì sao hiện nay cà phê bẩn xuất hiện nhan nhản, từ quán cóc đến quán sang: Vì các quán bán cà phê hám lợi nên chấp nhận bán cà phê bẩn. Lo ngại hơn nữa là khách hàng đã “quen mùi” với cà phê bẩn và xem cà phê bẩn là chuẩn mực. Họ yêu cầu cà phê nguyên chất là phải đặc, đen, đắng, đậm, thơm ngào ngạt. Vậy chủ cửa hàng muốn có cà phê đạt chất lượng, mà bán lại vừa rẻ, vừa có lãi thì chỉ có cà phê pha hóa chất như thế này mới làm được. Do vậy, dù bán theo kiểu nào, ở đâu (vỉa hè, xe đẩy hay hàng, quán) thì mức độ độc hại cũng không khác gì nhau.

Facebook này chỉ mới xuất hiện trong 1 - 2 tháng trở lại đây nhưng đã thu hút tới hàng nghìn lượt bình luận với các phản ứng rất dữ dội. Tuy nhiên, chủ facebook vẫn “chai mặt” và bất chấp tất cả, mời gọi người xem vào mua hàng.

Vụ việc 'cà phê siêu lợi nhuận' được rao bán công khai trên trang Facebook Cửa hàng hóa chất Kim Biên đã tạo ra một làn sóng tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng. Sự việc tạo ra hơn 23.000 thảo luận, hơn 12.000 lượt shares trên mạng xã hội.

Cà phê sạch giá gốc trên 10.000 đ/cốc

Chủ một cửa hàng bán cà phê lâu năm trước tòa nhà Kangnam không tỏ ra ngạc nhiên khi biết về thông tin cà phê bẩn chi phí chỉ khoảng 1.000 - 1.500đ/cốc. Người này cho biết: "Ở những quán vỉa hè, cà phê dạo bán loại cà phê giá chỉ từ 8.000 - 10.000đ/cốc thì không thể có cà phê sạch. Vì một cốc cà phê sạch, thành phần từ bột cà phê nguyên chất đã có giá trên 10.000 đồng, nếu cà phê sữa thì chi phí còn đắt hơn. Tính cả giá vận chuyển, thuê mặt bằng, thuê nhân công thì quán bán ra phải trên 20.000 đồng/cốc mới có lãi".

Còn anh Minh, chủ một quán cà phê ở đường Giải Phóng khẳng định: “Sẽ không thể có một cốc cà phê vừa sạch vừa rẻ trừ khi bạn mua một cốc cà phê được pha từ những gói cà phê của một số hãng lớn như Trung Nguyên, Vinacafe... Còn một khi đã kinh doanh và có tâm thì sẽ không có cốc cà phê rẻ cho bạn uống”.

Hiện nay, các xe bán cà phê dạo và các quán cóc ven đường bán công khai cà phê bẩn thì ai cũng biết. Liệu rằng trong những hàng quán sang trọng, cà phê có thực sự “sạch” như mọi người vẫn nghĩ hay không? Hay một số chủ quán sẽ phớt lờ mọi nguy hiểm đến tính mạng của người dân mà bất chấp để “buôn gian, bán lận”

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm Viện Vệ sinh y tế công cộng thì cho biết: Việc cho thêm một lượng cafein hóa chất là một thủ thuật đánh lừa người tiêu dùng. Khi đã uống phải chất này, con người sẽ thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ (dù uống cà phê độn bắp). Trong khi đó, cafein không được phép cho vào thực phẩm bừa bãi mà phải phụ thuộc một số chỉ tiêu về hàm lượng tinh khiết, hàm lượng kim loại nặng, arsen (AS).... Việc tích tụ hóa chất trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính. Với đặc điểm uống cà phê thường xuyên của người Sài Gòn hiện nay, cộng với tình trạng cà phê kém chất lượng thì chẳng khác gì chúng ta đang rước mầm bệnh vào người mỗi ngày.

Thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây

PV

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.