Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 20/02/2024, 18:31 PM

Công chúa có số phận lạ lùng bậc nhất trong sử Việt: Lấy hai vị vua của hai triều đại đối địch, khiến hoàng đế mang tiếng lấy 'vợ thừa'

Hàng trăm năm qua, dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao về vị công chúa này: "Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua".

Bối cảnh lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII khá rối ren, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê - có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc (Đàng Ngoài) kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam (Đàng Trong).

Từ giữa thế kỷ XVIII, người nông dân bần cùng đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. Trong đó có phong trào khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ ở Bình Định.

Nàng công chúa sắc nước hương trời

Công chúa Lê Ngọc Bình sinh năm 1783 là con út của vua Lê Hiển Tông (1717-1786) và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, bà cũng là em gái công chúa Ngọc Hân. 

Dân gian còn lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương rất lạ, vô cùng cuốn hút. Ảnh minh họa

Dân gian còn lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương rất lạ, vô cùng cuốn hút. Ảnh minh họa

Sau khi đánh bại nhà Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1786, với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ (1753-1792) đã tiêu diệt chúa Trịnh rồi vào Thăng Long yết kiến vua Lê để dâng sổ sách quân dân tỏ ý tôn phò. Nguyễn Huệ được vua phong làm Nguyên súy dực chính phù vận, Uy quốc công rồi cho sánh duyên cùng công chúa Ngọc Hân, lúc này vừa tròn 16 tuổi.

Hai năm sau, tại Huế, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu cung hoàng hậu. Họ có với nhau 2 con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức. Năm 1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản (con trai Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh.

Đến năm 1795, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Quang Toản, công chúa trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi.

Cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Bình và hoàng đế Cảnh Thịnh đã đặt Ngọc Hân - Nguyễn Huệ, Ngọc Bình - Cảnh Thịnh vào mối quan hệ phức tạp: Ngọc Hân và Ngọc Bình vừa là chị em lại vừa là mẹ chồng nàng dâu; vua Quang Trung với vua Cảnh Thịnh vừa là cha con vừa là anh em cọc chèo mà nhạc phụ của họ là hoàng đế Lê Hiển Tông.

'Con vua lại lấy hai chồng làm vua'

Lấy chồng khi tuổi còn bé thơ đã là một thiệt thòi cho công chúa. Điều đáng nói, chẳng bao lâu sau, sóng gió lại ập đến.

Tháng 5/1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy hoàng hậu trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha, Nguyễn Ánh muốn lấy làm vợ.

Mặc các cận thần kịch liệt phản đối vì cho rằng

Mặc các cận thần kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của giặc", vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả, ông trả lời bề tôi của mình rằng: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đàn bà?"

Sau đó, vua Gia Long phong Lê Ngọc Bình làm Đệ Tam cung Đức Phi (đứng thứ ba sau hai bà hoàng hậu là Thừa Thiên, mẹ hoàng tử Cảnh và Thuận Thiên, mẹ hoàng tử Đảm, tức vua Minh Mạng sau này).

Sách Đại Nam liệt truyện cho biết, bà đã sinh hạ cho vua Gia Long bốn người con là An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn (sinh năm 1803), Mỹ Khê công chúa Ngọc Khuê (1807), hoàng tử là Nguyễn Phúc Quân (1809) và khi sinh hoàng tử Nguyễn Phúc Cự, bà đã qua đời vào ngày 12/9 năm Canh Ngọ (1810), thọ 27 tuổi, được ban thụy là Cung Thận Đức phi.

Nguyễn Ánh (nghệ sĩ Minh Trường) và Ngọc Bình (nghệ sĩ Quế Trân) trong vở cải lương Chân mệnh

Nguyễn Ánh (nghệ sĩ Minh Trường) và Ngọc Bình (nghệ sĩ Quế Trân) trong vở cải lương Chân mệnh

Có thuyết nói, công chúa Ngọc Bình miễn cưỡng làm vợ Gia Long với mục đích hy sinh danh tiết để cứu người, lấy kẻ thù của chồng với hy vọng cứu được các cháu (con của Quang Trung), thế nhưng ý định đó không thành. Thất vọng, phẫn uất, chán nản nên làm đau khổ mà sinh bệnh, qua đời khi còn trẻ. Lại có thuyết khác cho rằng, Ngọc Bình đã dùng độc dược để kết liễu đời mình...

Khác xa với người chị Ngọc Hân được sử sách ghi chép và ca ngợi, công chúa Ngọc Bình rất ít được sử sách. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, dù không để lại nhiều dấu ấn nhưng công chúa Ngọc Bình là một phần lịch sử đặc biệt của 3 triều đại Lê, Tây Sơn và Nguyễn.

Bà là con vua Lê, lại lấy hai đời chồng là vua của hai vương triều đối nghịch nhau là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và Gia Long triều Nguyễn. Vì vậy, hàng trăm năm qua, dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao về công chúa Lê Ngọc Bình: "Số đâu có số lạ lùng/ Con vua lại lấy hai chồng làm vua".

Chuyện rằng sau khi mất, bà Lê Ngọc Bình được táng tại làng Trúc Lâm ( phường Hương Long, thị xã Hương Trà). Mãi đến năm 2008, để mở đường, người ta di dời ngôi tẩm mộ của bà đến táng ở đồi Mâm Xôi ( phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Mặc dù được di dời đến nơi mới nhưng mộ bà vẫn còn nền lát xi măng, chưa có tường thành, bình phong trước, sau, cổng vòm… Theo nhiều người, ngôi mộ đơn sơ, kém xa so với quy mô mộ của một bậc thứ phi của triều Nguyễn.

Quỳnh Châu

Bình luận

Nổi bật

Khu vực ít dân cư nhất TP. HCM nhưng lại là nơi có đời sống cao bậc nhất Việt Nam: Trong khoảng 50km2 nhưng có đến 20 'trường quý tộc', học phí chạm ngưỡng 1 tỷ đồng/năm

Khu vực ít dân cư nhất TP. HCM nhưng lại là nơi có đời sống cao bậc nhất Việt Nam: Trong khoảng 50km2 nhưng có đến 20 'trường quý tộc', học phí chạm ngưỡng 1 tỷ đồng/năm

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:05

Nơi đây tập trung các ngôi trường được mệnh danh là "trường nhà giàu" với mức học phí lên đến gần 1 tỷ đồng/năm.

Xót xa 'thần đồng' 16 tuổi đã viết được sách lịch sử, 18 tuổi chọn ra đi vĩnh viễn khiến ai cũng bàng hoàng

Xót xa 'thần đồng' 16 tuổi đã viết được sách lịch sử, 18 tuổi chọn ra đi vĩnh viễn khiến ai cũng bàng hoàng

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:05

Câu chuyện về "thần đồng" lịch sử ở Trung Quốc tự kết thúc cuộc đời mình năm 18 tuổi khiến người dùng mạng không khỏi xót xa.

Vị Trạng nguyên giỏi Toán nhất lịch sử Việt Nam khiến các sứ giả phương Bắc phải phục sát đất, nay tên được đặt cho nhiều địa danh trên khắp đất nước

Vị Trạng nguyên giỏi Toán nhất lịch sử Việt Nam khiến các sứ giả phương Bắc phải phục sát đất, nay tên được đặt cho nhiều địa danh trên khắp đất nước

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:04

Ông được coi là một trong những bậc tài nhân đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của toán học Việt Nam.