Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 19/07/2015, 07:28 AM

Có yên tâm khi dự án gần 2 tỷ đô rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc?

(NTD) – Với những ồn ào xung quanh dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội, người tiêu dùng đã không còn tin vào các nhà thầu TQ khi họ bắt đầu khởi công dự án nhiệt điện Vĩnh Tân.

Trị giá 1,75 tỷ USD

Công trình được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Trong đó, liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn. 5% còn lại do Tổng công ty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than khoán sản Việt Nam đối ứng.

Ngoài 20% là vốn góp của các nhà đầu tư, 80% số tiền còn lại (tương đương 1,4 tỷ USD) sẽ được thu xếp bởi 5 ngân hàng Trung Quốc. Dự kiến sau khoảng 4 năm xây dựng, các nhà đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi được “chuyển giao vô điều kiện” cho phía Việt Nam.

Trước đó, có  nhiều ý kiến lo ngại về vấn đề môi trường tại Vĩnh Tân 2, đại diện Sở TN-MT Bình Thuận cho hay Sở này đã kết hợp cùng Tổng cục Môi trường từng ba lần kiểm tra trong hai tháng qua và độc lập kiểm tra nhiều lần. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường không được khắc phục. Mỗi khi nhà máy hoạt động, ống khói (cao 210 m, đường kính 7 m) xả khói thẳng vào khu dân cư, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Vấn đề nghiêm trọng thứ hai chính là bãi xỉ than của nhà máy này rộng tới 64,7 ha. Mỗi ngày, hai tổ máy của nhà máy thải ra ngót 4.000 tấn xỉ than. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển không đảm bảo như: xe chở xỉ không có bạt che đậy, đổ xỉ không đúng nơi quy định. Quá trình vận chuyển rơi vãi trên đường, không tưới nước vào bãi xỉ, không có bãi rửa xe riêng… dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cả khu vực.

Lo lắng là có cơ sở

Giải thích cho vấn đề TQ dễ trúng thầu tại VN, một chuyên gia kinh tế nhận định: “Một là , bởi vì họ tích cực tham gia dự thầu. Hồ sơ dự thầu của họ đáp ứng những tiêu chuẩn mình đưa ra ví dụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài chính người ta đều đạt, giá thầu thì có cái thấp, cái cao nhưng nói chung họ luôn đưa ra giá thầu thấp so với giá chung. Theo luật đấu thầu thì người ta trúng.

Đối với các dự án đầu tư lớn, yêu cầu năng lực tài chính lớn, thêm nữa là đã phải thực hiện vài ba công trình có quy mô lớn tương đương, cho nên các nhà thầu trong nước đến đó thì gặp khó khăn”.

“Nguyên do thứ hai là , vấn đề năng lực kỹ thuật, các nhà thầu trong nước cũng rất khó khăn. Trong quá trình phát triển, các nhà thầu VN mới chủ yếu làm trong nước, trong khi, các nhà thầu TQ, hay các nhà thầu quốc tế khác đã làm các công trình lớn ở nước họ hay ở nước ngoài hàng chục năm nay, họ có tiềm lực kỹ thuật, tài chính hơn hẳn các nhà thầu trong nước.

nha_thau_TQ-27642-_0_0_347_680-crop1405343773744p

Không chỉ tại Việt Nam, thế giới cũng chán ngán nhà thầu TQ

Như vậy, thì họ sẽ trúng thầu những công trình mà chúng ta yêu cầu cao về kỹ thuật, về tài chính là dễ hiểu. Trong thực tế cũng chỉ có cách chứng minh năng lực thật của các nhà thầu bằng cách nhìn vào các công trình DN đã thực hiện, đã hoàn thành phải là những công trình lớn, chất lượng tốt, làm đúng tiến độ, có quy trình quản lý chất lượng tiên tiến…

Nghĩa là Việt Nam đã đề ra những tiêu chuẩn cần thiết, nhưng các nhà thầu trong nước không đáp ứng được. Vì thế, các nhà thầu nước ngoài đặc biệt Trung Quốc trúng thầu“.

Hậu quả là, nhà thầu Trung Quốc có giá thấp nhưng sau đó viện nhiều lý do khác nhau để nâng giá lên, thi công chậm tiến độ khiến nhiều chi phí khác phát sinh, nên nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ nhưng không hề rẻ.

Nhiều người cũng tự hỏi liệu có cơ chế nào đằng sau giúp cho nhà thầu Trung Quốc dễ dàng trúng thầu tại Việt Nam?

Mãi đến tháng 11/2013 mới có được luật đấu thầu mới, khắc phục được những hạn chế của luật cũ. Đặc biệt chỉ có nhà thầu nào đạt được yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét về giá.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải chịu hậu quả của những nhà thầu Trung Quốc trúng thầu từ trước nhờ luật cũ.

 Các nhà thầu đường sắt TQ đã từng phải gánh chịu rất nhiều chỉ trích về chất lượng công trình của mình cả ở trong nước. Tháng 3-2012, tại tỉnh Hồ Bắc, một đoạn đường sắt cao tốc gần 300 m đang thi công, nối giữa TP Vũ Hán và TP Nghi Xương, đã bất ngờ đổ sụp chỉ sau một cơn mưa lớn. Trước đó, vào tháng 7-2011, một vụ trật đường ray tàu tốc hành tại TP Ôn Châu, phía đông nam TQ, đã khiến tổng cộng 40 người chết và 200 người bị thương. Tháng 9-2011, hai tàu điện ngầm đã đụng nhau tại Thượng Hải làm hơn 270 người bị thương. Đến tháng 12-2011, phía chính quyền TQ kết luận vụ trật đường ray tại Ôn Châu là do “sai lầm trong thiết kế và quản lý cẩu thả”. Kể từ sau vụ tai nạn ở Ôn Châu, các cơ quan thanh tra đường sắt cũng đã phát hiện thêm hàng loạt các sai phạm về bộ hãm tốc độ, đèn tín hiệu và sử dụng vật dụng không đúng yêu cầu kỹ thuật trong thi công. Thậm chí Bộ Đường sắt TQ đã phải yêu cầu làm lại gần như toàn bộ một tuyến đường sắt phía đông bắc TQ, trị giá hơn 266 triệu USD.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

CP

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.