Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 14/03/2014, 10:25 AM

Cơ sở nào để Crưm sáp nhập vào Nga?

Hội đồng Tối cao của Crưm đã thông qua nghị quyết về Tuyên ngôn độc lập của Cộng hòa Tự trị Crưm và thành phố Sevastopol vào ngày 11/3. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

Crưm tuyên bố độc lập trước ngày trưng cầu dân ý
Crưm ngột ngạt súng ống trước ‘ngày quyết định’
Hạ viện Nga sắp họp bàn việc sáp nhập của Crưm

Crưm xin được sáp nhập vào Nga

Theo đó, nếu cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/ 3/2014 thông qua quyết định về
việc gia nhập Nga, Crưm sẽ được tuyên bố là một quốc gia độc lập và có chủ quyền
với hình thức chính thể cộng hòa. 

Khi đó, Crưm sẽ có đề nghị về việc sát nhập Cộng hòa Crưm vào thành phần Liên
bang Nga trên cơ sở một thỏa thuận liên quốc gia với tư cách một chủ thể mới của
Liên bang Nga. 

Nếu thành công, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong địa chính trị hiện
đại. Động thái này không phù hợp với Hiến pháp Nga và Ukraina. Tuy nhiên, đây có
thể là một tiền lệ cho một khu vực trực thuộc một quốc gia bỏ phiếu để trở thành
một nhà nước độc lập. 

Theo Hiến pháp năm 2004 của Ukraina, quyết định của Quốc hội Crưm tiến hành
trưng cầu dân ý để trở thành một phần của Liên bang Nga là vi hiến. 

Bản Hiến pháp của Ukraina tuyên bố rằng bất kỳ sự thay đổi nào về mặt lãnh
thổ của Ukraina sẽ chỉ được định đoạt khi toàn bộ người dân Ukraina tiến hành bỏ
phiếu. Tuy vậy, cho tới nay vẫn chưa có đề xuất nào về việc bỏ phiếu biểu quyết
tương lai của Crưm trên toàn lãnh thổ Ukraina. 

Tương tự, một bộ luật năm 2001 của Nga cũng phủ nhận bất kỳ cuộc trưng cầu
dân ý tổ chức tại Crưm nhằm định đoạt số phận của cộng hòa tự trị này. Luật này
cho phép thành lập một vùng mới tại Nga trên lãnh thổ từng sáp nhập chỉ
trong trường hợp duy nhất: đó là nếu có một thỏa thuận với chính phủ mà vùng
lãnh thổ này đang ly khai. 

Hiện đang có một nỗ lực nhằm vô hiệu hóa luật này trước kỳ bầu cử tại Crưm.
Hôm 28/2/2014, lãnh đạo đảng Nước Nga công bằng là Sergei Mironov đã đệ trình
một dự thảo luật cho Duma Quốc gia Nga, trong đó cho phép Nga sáp nhập vùng lãnh
thổ, dù cho điều này không đúng với thỏa thuận quốc tế trong hai trường hợp: nếu
như công dân của ‘vùng ly khai’ bỏ phiếu gia nhập Nga trong một cuộc trưng cầu
dân ý, hoặc chính quyền hợp pháp của vùng lãnh thổ gửi đơn thỉnh cầu tới Nga. 

Đơn thỉnh cầu này đã có: hôm 6/3, Quốc hội Crưm đã đề nghị Tổng thống
Vladimir Putin về việc liệu Nga có sẵn lòng sáp nhập Crưm. 

Và cũng không mấy ai nghi ngờ việc cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 sẽ khẳng
định mong muốn của Crưm gia nhập Nga. 

Ông Mironov nói rằng Duma Quốc gia Nga có thể thông qua dự thảo của ông vào
tuần tới. 

Câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu cộng đồng quốc tế có công nhận quyết định
của Nga là hợp pháp hay không, hay là những quyết định như vậy phù hợp với luật
quốc tế ở mức độ nào. 

Điều tương đối rõ ràng là cộng đồng quốc tế khó có thể công nhận việc Crưm
sáp nhập vào Nga. Nhưng, việc hành động như vậy có phù hợp với luật quốc tế hay
không còn phức tạp hơn nhiều. 

Theo Maxim Bratersky thuộc Trung tâm Nghiên cứu toàn diện châu Âu và Quốc tế
tại Đại học Kinh tế Moscow, luật quốc tế hiện hành gồm có hai nguyên tắc mâu
thuẫn nhau: một là sự toàn vẹn lãnh thổ của một chính quyền, và hai là quyền tự
quyết của một quốc gia.   

Vào năm 2008, phương Tây công nhận độc lập của Kosovo sau khi tách khỏi
Serbia dựa trên nguyên tắc quyền tự quyết của một quốc gia. “Kosovo là một hình
ảnh thu nhỏ của tình hình tại Crưm hiện nay” – ông Bratersky nói. 

“Khi gửi quân tới Kosovo, NATO không cho phép người Serb can thiệp vào việc
trưng cầu dân  ý. Liên Hợp Quốc không ủy quyền cho lực lượng của NATO gửi quân
tới Kosovo”.  

Tại một thời điểm, ông Putin cho rằng Tổng thống Kosovo nguy hiểm, gợi lại
các vấn đề tương tự từng tồn tại ở Tây Ban Nha và Bỉ. Nhưng đến năm 2008, Moscow
rốt cuộc lại công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia. Hiện vẫn chưa rõ ông
Putin sẽ xử lý vấn đề tại Crưm như thế nào. 

Nếu Moscow sẵn lòng công nhận Crưm là một thực thể của Liên bang Nga, đây sẽ
là một tình trạng chưa từng có. 

Bratersky nhận định rằng việc một quốc gia sáp nhập phần lãnh thổ của một
chính phủ khác mà không có thỏa thuận với chính phủ của đất nước mà ‘phần lãnh
thổ đó’ đang ly khai chưa từng xảy ra kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh.  

Điều này từng diễn ra khi có thỏa thuận chung. Năm 1997, Vương quốc Anh trao
trả HongKong trở về Trung Quốc.  

Năm 1999, Đông Timor trở thành một chính phủ độc lập khi tách khỏi Indonesia
sau một cuộc bỏ phiếu với sự giám sát của Liên Hợp Quốc. 

Năm 2011, Nam Sudan cũng tuyên bố độc lập sau khi tách khỏi Sudan với cách
thức gần giống như vậy. Theo Bratersky, thực tế Đông Timor và Nam Sudan tuyên bố
độc lập với sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc đã khiến cho các chính quyền trên hoàn
toàn hợp pháp xét trên khái cạnh của luật quốc tế. 

“Nhưng tựu chung lại, hệ thống luật quốc tế không phải lúc nào cũng vận hành
như kỳ vọng. Bên nào có nhiều lưỡi lê nhất thì bên đó thắng” – Bratersky nói.
“Kosovo là ví dụ điển hình cho điều này. Tuy nhiên, vẫn đề vẫn nằm ở chỗ luật
quốc tế vẫn chưa thích ứng nhiều so với thực tiễn”.  

Cho tới nay, thực tế thế kỷ 21 cho thấy một vùng lãnh thổ có quyền trở nên
độc lập hay tự quyết số mệnh của mình vẫn phụ thuộc vào sức mạnh và vị thế của
người bảo trợ cho vùng đất đó trong cộng đồng quốc tế. 

Lê Thu (theo Gazeta)

Nguồn: vietnamnet.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.