Cổ phiếu ngân hàng “nóng” cuối năm

(NTD) - Dường như nhóm cổ phiếu ngân hàng mệnh danh “vua” - đang lấy lại được vị thế khi thu hút khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cổ phiếu ngân hàng đang thu hút

Trong những ngày vừa qua, một nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có sức bật đáng kể, nhóm ngân hàng còn lại tuy không tăng nhưng cũng không giảm. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, khiến cho các nhà đầu tư không khỏi háo hức. Cụ thể, trong phiên giao dịch tháng 10, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tăng kịch trần, với khối lượng giao dịch lớn, đỉnh cao vào ngày (14/10) khớp lệnh hơn 7,4 triệu cổ phiếu, đứng đầu sàn HNX về khối lượng giao dịch. Con số này vẫn thấp hơn 9,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên 6/10 nhưng mức giá đóng cửa 5.100 đồng đã ghi nhận cho SHB 3 phiên tăng liên tục với tổng cộng 8,5%.

Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) tăng 700 đồng lên 17.700 đồng, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tăng 400 đồng lên 19.600 đồng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) tăng 300 đồng lên 17.350 đồng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) tăng 250 đồng lên 36.700 đồng, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) đóng cửa tại tham chiếu giá 15.000 đồng.

Như vậy, thị trường đang chứng kiến một sự trỗi dậy của các cổ phiếu ngành ngân hàng và đóng góp đáng kể cho chỉ số. Nguyên nhân có thể được xác định là các ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt, cùng với đó là những thông tin có lợi đã được lan truyền trong giới đầu tư.

Với kết quả kinh doanh tốt, cộng thêm nhiều thông tin có lợi nên không khó để VCB vẫn luôn giữ “ngôi vua” trong nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Hay như BID, ngân hàng vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 3, nhưng theo dự báo của Công ty Chứng khoán TP.HCM, sau 9 tháng, BIDV dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 5.300 tỷ đồng, giảm 4,24% so với cùng kỳ và hoàn thành 67% kế hoạch cả năm. Riêng quý 3, dự báo BIDV lãi 2.000 tỷ đồng, giảm 17,25% so với cùng kỳ.

Đối với SHB, thời gian qua cổ phiếu đã có nhiều yếu tố hỗ trợ: Thoái vốn khỏi SHS, được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc cho phép sáp nhập với Công ty Cổ phần Tài chính Vinaconex Viettel (VFF) và thông tin chị gái Bầu Hiển đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu SHB dự kiến trong khoảng thời gian từ 25/10- 22/11/2016.

49
Cổ phiếu ngân hàng lên ngôi nhờ được nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý.

Nhiều thông tin tốt hỗ trợ

Có lẽ không có thị trường nào có sức ảnh hưởng mạnh bằng thông tin thị trường chứng khoán. Thế nên dù là cả thông tin không mới như giới đầu tư truyền tai nhau những tin đồn về giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và việc nới room cho các ngân hàng vẫn có một sức mạnh ghê gớm với thị trường.

Đặc biệt, thông tin về khối ngoại đầu tư vào lĩnh vực này càng thu hút giới đầu tư. Mặc cho những ồn ào, cổ phiếu VCB vẫn thu hút giới đầu tư bởi có nhiều thông tin tích cực khác xuất hiện. Hiệu ứng mạnh nhất được đến từ tác động của sự kiện VCB bán 7,73% cổ phần cho quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC). Với trị giá xấp xỉ khoảng 400 triệu USD, đây sẽ là một trong những thương vụ M&A ấn tượng nhất từ đầu năm đến nay. Nó được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích tăng trưởng mới cho ngành ngân hàng sau nhiều năm trầm lắng.

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, việc đầu tư cổ phần của GIC sẽ làm tăng vốn điều lệ của Vietcombank và giúp ngân hàng chuẩn bị cho việc triển khai Basel II cũng như duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Đặc biệt, việc ngân hàng này thông báo trả cổ tức bằng tiền 10% và thưởng bằng CP theo tỷ lệ 35% cho các cổ đông chính là cú hích lớn nhất để giá VCB luôn đi lên.

Còn theo nhận định của Công ty Chứng khoán TP.HCM, sau thương vụ bán cổ phần cho đối tác ngoại, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Vietcombank sẽ tăng thêm khoảng 2% và điều này sẽ giúp ngân hàng này củng cố nguồn vốn. Tuy nhiên, mức định giá của VCB hiện đã khá cao so với mặt bằng khu vực.

Nhưng không chỉ có VCB hưởng niềm vui, một số ngân hàng khác cũng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại. VPBank mới đây đã huy động được 125 triệu USD nguồn vốn từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), cánh tay đầu tư của Ngân hàng Thế giới. Không có tham vọng dẫn đầu như Vietcombank, việc đầu tư của IFC được kỳ vọng giúp ngân hàng này có thêm nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 năm tới.

Trước đó, IFC là cổ đông chiến lược của ngân hàng ABBank với tỷ lệ sở hữu 10%, VietinBank với tỷ lệ 8,03% cổ phần và VPBank mới đây đã huy động được 125 triệu USD từ IFC. Trong khi đầu năm nay, quỹ đầu tư ngoại Dragon Capital đã mạnh tay thâu tóm 64,2 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Quân Đội với niềm tin lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ cất cánh.

Thực tế cho thấy, sau các thương vụ “kết hôn” có yếu tố nước ngoài, giá cổ phiểu của các ngân hàng này đã tăng nhanh chóng. Bởi khi có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại, các ngân hàng Việt có thêm điều kiện cần để tiếp cận với các chuẩn mực quản trị mới, cách thức phát triển mới. Từ đó sẽ tạo thêm được nhiều niềm tin từ giới đầu tư.

Ngoài ra, sự tham gia của đối tác ngoại có tiềm lực tài chính mạnh cũng sẽ hỗ trợ cho các ngân hàng trong nước trong cuộc chạy đua khốc liệt đáp ứng tiêu chuẩn an toàn về vốn Basel II vào 2017.

 Vân Lam

 

Bao NTD so 72_xem9
 

Bình luận

Nổi bật

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

Những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi những phân khúc khác đã phát đi những tín hiệu tích cực thì riêng phân khúc này vẫn “nằm im”.