Cổ phiếu HVG của Hùng Vương bị hủy niêm yết bắt buộc
(CL&CS) - CTCP Hùng Vương vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà HOSE xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết cổ phiếu HVG nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Ngày hủy niêm yết có hiệu lực từ 5/8/2020. Ngày giao dịch cuối cùng tại HOSE 14/5/2020. Số lượng chứng khoán bị niêm yết là 227.038.291 cổ phiếu. Hiện nay, cổ phiếu HVG bị tạm ngừng giao dịch từ 15/5 do công ty liên tiếp vi phạm các quy định về công bố thông tin (báo cáo tài chính quý) trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Trụ sở của CTCP Hùng Vương tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang |
Ngày 4/6, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Hùng Vương có công văn giải trình việc chậm công bố thông tin báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán kỳ chuyển tiếp 1/10/2019 - 31/12/2019 và BCTC quý 1/2020 (1/1/2020 - 31/3/2020). Theo ông Dương Ngọc Minh, từ đầu năm đến nay, Hùng Vương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng nhiễm mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cộng thêm ảnh hưởng trực tiếp cũng như tác hại dây chuyền gây ra do đại dịch Covid-19.
Hùng Vương có quy mô 20 công ty con, công ty liên kết nhưng nhân sự kế toán và thống kê thiếu hụt do một số đã nghỉ việc hoặc công tác qua công ty mới trong thời gian cách ly xã hội từ tháng 4/2020 nên làm gián đoạn công việc cung cấp số liệu cho công tác hợp nhất BCTC.
Bên cạnh đó, thư xác nhận công nợ từ nước ngoài cũng chậm trễ nên phía công ty kiểm toán chưa đủ cơ sở để phát hành BCTC kiểm toán của kỳ chuyển tiếp 1/10/2019 - 31/12/2020.
Ông Dương Ngọc Minh, đại diện cho Hùng Vương cam kết sẽ công bố BCTC kiểm toán kỳ chuyển tiếp 1/10/2019 - 31/12/2019 và BCTC quý 1/2020 (1/1/2020 - 31/3/2020) trước ngày 15/6.
Thế nhưng, gần 45 ngày trôi qua, công ty vẫn chưa công bố 2 BCTC này.
Trước đó, cổ phiếu AGF của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) - một công ty con của Hùng Vương cũng bị hủy niêm yết bắt buộc tại HOSE từ 17/2/2020 sau 18 năm gắn bó tại thị trường chứng khoán TP.HCM.
Lý do AGF bị hủy niêm yết bắt buộc là do Agifish vi phạm chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp. Ngày giao dịch cuối cùng của AGF tại HOSE là 14/2 với giá đóng cửa 2.910 đồng/cổ phiếu. Với khối lượng niêm yết 28.109.743 cổ phiếu. Hiện nay, AGF giao dịch tại thị trường đăng ký giao dịch UPCoM với giá 2.800 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, Hùng Vương có vốn điều lệ 2.270 tỷ đồng. Trong đó, các cổ đông lớn gồm có: ông Dương Ngọc Minh (Chủ tịch HĐQT Hùng Vương) sở hữu 38,27%, CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) sở hữu 26,26% và ông Trần Bá Dương (Chủ tịch HĐQT Thaco) sở hữu 4,96%.
Theo BCTC gần nhất do Hùng Vương công bố, đến ngày 31/12/2019, công ty bị lỗ lũy kế 1.743 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 659 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 7.793 tỷ đồng.
Tài sản của công ty tập trung nhiều nhất ở các khoản khoản phải thu 3.629 tỷ đồng, chiếm 46,6% tổng tài sản. Trong đó, công ty phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1.043 tỷ đồng.
Đặt kế hoạch cho năm 2020, Hùng Vương dự kiến doanh thu 11.562 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng.
Nguyễn Như
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.