Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 12/07/2014, 07:51 AM

Có nên đánh thuế tiêu thụ nước ngọt có ga?

Bộ tài chính đề nghị bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga không cồn vào đối tượng chịu thuế với thuế suất 10%.Với đề nghị này đang có nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp, người tiêu dùng và các chuyên gia cho rằng cần phải xem xét vấn đề này để tránh đến việc ảnh hưởng quyền lợi cho các bên có liên quan đến mặt hàng này.

Như chúng ta đã biết, xét về giá cả thì rõ ràng bia, rượu đắt hơn nhiều so với nước ngọt có ga. tính chất vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ và khả năng hấp thụ của người sử dụng hoàn toàn khác nhau.

Xét về mặt thực tế tiêu dùng, nếu nước ngọt có tăng giá, thì chỉ ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em và phụ nữ  vì đàn ông  rượu bia vốn dĩ đã là thói quen tiêu dùng cố hữu, cho dù có hay không có nước ngọt có ga thì rượu bia vẫn luôn hiện diện trên các bàn tiệc. Nước ngọt có ga được dùng để thay thế rượu, bia cho các đối tượng là phụ nữ, trẻ em và cả những người đàn ông không biết uống rượu, bia.

Như vậy, dưới góc độ của Luật Cạnh tranh, hai loại sản phẩm này không có khả năng thay thế cho nhau.

Trong công văn gửi Bộ Tài chính ngày 31/3 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, so với các nước trên thế giới, mức tiêu thụ đường của người Việt Nam hiện ở mức thấp, chỉ khoảng 15 kg/người/năm, trong khi mức bình quân thế giới là 23 kg/người, một số quốc gia tiêu thụ mức cao lên tới 40 – 50 kg/người.

Theo thống kê của Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, trong năm 2013, Việt Nam tiêu thụ 3 tỷ lít bia, nhiều nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba Châu Á và là 1 trong 25 nước tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới. Với lượng tiêu thụ bia rượu lớn khủng khiếp như vậy, có thể thấy việc tiêu thụ bia rượu của người dân Việt Nam đã trở thành một “thói quen” khó bỏ.

Để giải thích cho việc đánh thuế  suất 10%  thì theo lý giải của Bộ Tài chính, việc đánh thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có ga không cồn sẽ giúp đạt được mục tiêu kép là tăng thu ngân sách đồng thời cũng giúp hạn chế những tác động tiêu cực của các sản phẩm nước ngọt có ga đến sức khỏe người tiêu dùng..
Trong lý do tiếp theo, Bộ Tài chính cho rằng trong nước ngọt có ga không cồn có những chất công nghiệp như hương vị, chất màu, chất bảo quản… đã được các chuyên gia y tế quốc tế cảnh báo ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng hàng ngày hoặc quá mức, như gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ bị ung thư.

Kể từ ngày 1-7-2015, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia, thuốc lá sẽ được nâng lên 10-20% so với mức đang áp dụng. Trong đó, đối với rượu từ 20 độ trở lên sẽ tăng thuế từ 50% hiện nay lên 65%; Rượu dưới 20 độ sẽ tăng thuế từ 25% hiện nay lên 35%. Bia cũng tăng thuế từ 50% lên 65%.

Hiện nay Bộ Tài chính vẫn đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi bổ sung Luật thuế TTĐB dựa trên những ý kiến đóng góp hữu ích và hợp lý từ cả những người ủng hộ và phản đối. Nên chăng, để có thể xây dựng một sắc thuế đúng đắn, góp phần tăng ngân sách nhà nước cũng như định hướng tiêu dùng một cách lành mạnh cho người dân, cần có những luận điểm có căn cứ khoa học xác đáng và phù hợp thực tế để Bộ có thể nắm bắt và hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật của mình.

Còn các chuyên gia trong lĩnh vực thuế chỉ ra rằng, thuế TTĐB thường được áp dụng cho các mặt hàng được coi là xa xỉ, phục vụ cho một nhóm nhỏ khách hàng có thu nhập cao hay áp dụng cho các sản phẩm có tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường. Mục đích việc áp dụng thuế TTĐB là nhằm cân bằng giữa mức tiêu dùng của những người có thu nhập cao và thấp, giữa những người có xu hướng mua thực phẩm có lợi cho sức khỏe và những người không cùng xu hướng đó. Chính vì vậy, nếu áp dụng khoản thuế này cho những sản phẩm thông thường là không công bằng với người tiêu dùng.
Chị Nguyễn Hậu – Trường Chinh là một khách hàng thường xuyên sử dụng các sản phẩm nước ngọt có ga chia sẻ: “Trong bối cảnh thu nhập không có nhiều cải thiện, các mặt hàng tiêu dùng thường xuyên tăng giá thì việc tăng giá để bù đắp vào thuế hiện nay tôi thấy chưa hợp lý Trong khi các tác động tiêu cực từ các sản phẩm nước có ga mới ở mức độ khuyến cáo thì việc đánh thuế sẽ khiến người tiêu dùng chịu thiệt.”.
Theo kế hoạch Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014) để thông qua. Các ý kiến cho rằng cần tiếp tục thảo luận và cân nhắc kỹ cả về mặt lợi ích cũng như tác động trước khi quyết định áp dụng hay không áp dụng.

                                                                                                           Hiếu My

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.