Cơ hội lớn tham gia ngân hàng số

(NTD) - Hiện tại, Việt Nam có khoảng 50 triệu người sử dụng internet, chiếm 52% dân số, thêm vào đó là việc thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ ngày càng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn.

20
 
19
Ngân hàng số đang là cơ hội lớn cho nhiều ngân hàng ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Tiềm năng còn quá lớn

Do nhận thấy cơ hội và tiềm năng lớn ở khối ngân hàng bán lẻ, nên hầu hết các ngân hàng đều tập trung chiến lược cho phân khúc này. Vấn đề đặt ra cho các nhà băng chính là làm sao tận dụng được những lợi thế và nâng cao niềm tin của khách hàng.

Đáp ứng nhu cầu ấy, xu hướng dịch chuyển số hóa của các ngân hàng thông qua giao dịch điện tử ngày càng gia tăng. Khách hàng dần quen sử dụng các phương tiện điện tử nhiều hơn để tìm kiếm thông tin và tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng.

Vào giữa năm nay, một dịch vụ ngân hàng số mang tên Timo đã chính thức ra mắt tại Việt Nam. So với dịch vụ Internet Banking thông thường, ngân hàng kỹ thuật số là một loại hình rộng lớn hơn. Dịch vụ này rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục so với giao dịch ngân hàng truyền thống, đồng thời có thêm nhiều công cụ để người dùng quản lý tài chính cá nhân và giao dịch trực tuyến thông qua các thiết bị di động.

Hiện đã có một số ngân hàng tại Việt Nam đang dần dịch chuyển sang mô hình ngân hàng số là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)... thông qua dịch vụ, phát triển ngân hàng điện tử E-banking.

Tại “Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2016” mới diễn ra tại TP.HCM, chuyên gia ngân hàng TS. Cấn Văn Lực đã chia sẻ: “Việt Nam đang có tiềm năng tăng trưởng ngân hàng số rất lớn. Hiện nay, người sử dụng internet tại Việt Nam có khoảng 50 triệu người, chiếm 52% dân số. Tính riêng từ ngày 1/7/2016 đến nay, số người dùng internet tăng 3,3%. Theo Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế BMI, năm 2015 Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng internet 9%, xếp hạng thứ 15 trên thế giới, đứng thứ 57 nước có tốc độ dùng internet, chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan tính trong khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, triển vọng đến năm 2020, châu Á có 1,7 tỷ người khai thác sử dụng ngân hàng số, so với 2012 sẽ tăng gấp 2,5 lần. Bình quân mỗi năm tăng trưởng 30% số lượng người dùng ngân hàng số tại châu Á. Đối với Việt Nam, tỷ lệ khách hàng đang dùng ngân hàng số là 44%, cao hơn Malaysia và Indonesia.

Trong khi đó, Việt Nam là một nước dân số trẻ, việc sử dụng công nghệ thông tin đang có nhu cầu rất lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì Việt Nam hiện mới chỉ có khoảng 40% người lớn đã có tài khoản ngân hàng. Trong khi, các nước như Malaysia là 78%, Singapore 96,7%, Trung Quốc 64%. Như vậy, tiềm năng để phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn.

Rủi ro song hành

Trong bối cảnh hiện tại, số hóa cùng lúc tạo ra cho ngân hàng những cơ hội cũng như thách thức đối với mục tiêu phát triển và tăng trưởng lợi nhuận. Công nghệ đang dần ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách vận hành ngân hàng và công tác quản trị nguồn nhân lực cũng ngày càng liên quan mật thiết đến cách thức ngân hàng kết nối với khách hàng.

Theo TS. Cấn Văn Lực, phát triển ngân hàng số sẽ gặp những khó khăn, thậm chí cả rủi ro. Đầu tiên phải kể đến là sự rò rỉ thông tin, dữ liệu khách hàng, giao dịch gian lận và hackers; có thể xảy ra khả năng gián đoạn dịch vụ công nghệ thông tin khi đang hỗ trợ các lĩnh vực kinh doanh quan trọng. Rủi ro pháp lý hoặc giao dịch do dữ liệu sai, không đầy đủ. Và tác động quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nhất là phải thay đổi toàn bộ kênh phân phối hệ thống ngân hàng. Môi trường cạnh tranh thay đổi. Đặc biệt là vấn đề nhân sự, khi thực hiện ngân hàng số thì công nghệ thông tin sẽ chi phối và nhân sự sẽ bị cắt giảm, đồng thời yêu cầu năng lực của cán bộ sẽ phải nâng lên. Còn đối với NHNN sẽ thay đổi về khung pháp lý.

Do đó, từ phía Chính phủ và NHNN cần hoàn thiện dứt điểm tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, phối hợp quản lý các tài khoản sàn ảo, phát triển nền tảng công nghệ thông tin. Đối với các ngân hàng cần thành lập ban chỉ đạo gồm lãnh đạo nghiệp vụ và công nghệ thông tin, thiết kế chiến lược ngân hàng số tổng thể. Ngân hàng nên số hóa các điểm tiếp xúc ngân hàng, tăng cường công nghệ số đối với sản phẩm và dịch vụ; thay đổi văn hóa và mô hình kinh doanh, kinh phí đầu tư...

Cũng không thể bỏ qua vai trò của khách hàng trong việc số hóa hoạt động ngân hàng, do các khách hàng Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc giao dịch bằng tiền mặt, dùng hóa đơn để thanh toán. Do đó, khách hàng cũng phải mạnh dạn thay đổi cách giao dịch số hiện đại, thì mới góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các ngân hàng số.

“Dự tính tầm nhìn đến năm 2020, tài sản do các chuyên gia tư vấn tự động online quản lý sẽ tăng 68%/năm, lên đến 2.200 tỷ USD, 60% đầu tư công nghệ thông tin thuộc diện điện toán. Đến năm 2018, kinh doanh dùng công nghệ số sẽ đóng góp 44% doanh thu của ngân hàng so với 32% năm 2014. Dữ liệu lớn cùng với phân tích kinh doanh tốt sẽ giúp tạo ra sự khác biệt và nâng cao hiệu quả của ngân hàng”.

Ánh Hoa

NTD So 77 (284)_Page_13
 

 

Bình luận

Nổi bật

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:59

(CL&CS) - Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược “hữu xạ tự nhiên hương” để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.