Thứ sáu, 12/01/2024, 00:28 AM

Có được phép xây dựng homestay trên đất nông nghiệp không?

Quy trình hợp pháp để xây dựng homestay trên phần đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành là thắc mắc của rất nhiều nhà đầu tư.

Hiện nay, khi nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng tăng lên, mối quan tâm đến homestay ngày càng nhiều thì không chỉ người dân bản địa làm chủ homestay nữa mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư cá nhân bắt đầu nhận thấy tiềm năng và tìm kiếm cơ hội đầu tư ở mô hình này. Vì thế, đất xây dựng cho các dự án homestay không ít trường hợp được hình thành từ đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, thậm chí nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ…

Anh-7

Ảnh minh họa.

Với từng loại đất đều có quy định riêng. Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối.

Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể:

- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và cũng có thể sẽ bị thu hồi.

Vì vậy khi nếu có nhu cầu muốn sử dụng đất nông nghiệp để làm homestay, dùng cho khách tham quan, du lịch và lưu trú phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, khi sử dụng đất sai mục đích, cụ thể trong trường hợp này là xây dựng nhà ở trên đất Nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

- Xử phạt vi phạm hành chính:

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp trái phép theo khu vực như sau:

  • Khu vực nông thôn:

Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02ha;

Phạt tiền từ 5.000.000-8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02ha đến dưới 0,05ha;

Phạt tiền từ 8.000.000-15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05ha đến dưới 0,1ha;

Phạt tiền từ 15.000.000-30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1ha đến dưới 0,5ha;

Phạt tiền từ 30.000.000-50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 01ha;

Phạt tiền từ 50.000.000-100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01ha đến dưới 03ha;

Phạt tiền từ 100.000.000-200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03ha trở lên.

  • Khu vực đô thị:

Hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt  đối với khu vực nông thôn

- Biện pháp buộc khôi phục tình trạng ban đầu: 

Nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trái phép thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.

Anh Minh

Bình luận

Nổi bật

Phát Đạt ra tuyên bố về dự án vướng pháp lý tại 'đất vàng' TP. HCM, kỳ vọng doanh thu với loạt 'quân bài' từ Bình Dương, Quy Nhơn...

Phát Đạt ra tuyên bố về dự án vướng pháp lý tại 'đất vàng' TP. HCM, kỳ vọng doanh thu với loạt 'quân bài' từ Bình Dương, Quy Nhơn...

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 23:59

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, Phát Đạt đã thông tin về một số dự án của doanh nghiệp, trong đó có dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tại TP. HCM.

Cầu Cần Thơ 2 vốn 18.900 tỷ bắc qua phân lưu sông Mê Kông: Mảnh ghép lớn cuối cùng của cao tốc Bắc - Nam

Cầu Cần Thơ 2 vốn 18.900 tỷ bắc qua phân lưu sông Mê Kông: Mảnh ghép lớn cuối cùng của cao tốc Bắc - Nam

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 23:57

Dự án cầu Cần Thơ 2 đang được kiến nghị để sớm khởi công. Khi đi vào hoạt động, cầu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố cũng như khu vực.

Ngôi nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, rộng gần 500m2: Là điểm thu hút khách du lịch tại Điện Biên

Ngôi nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, rộng gần 500m2: Là điểm thu hút khách du lịch tại Điện Biên

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 17:19

Được biết, những cây gỗ lim nguyên khối được dùng để sử dụng xây ngôi nhà này hơn 900 tuổi.