Cổ đông mới trước thách thức giải quyết nợ xấu

(NTD) - Thời gian gần đây, mọi thông tin liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) như biến động về nhân sự cao cấp, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu cao trong hệ thống… đều gây chú ý!

Vẫn “nóng” chuyện nhân sự cao cấp

Vào cuối tháng 5, Sacombank công bố danh sách các ứng cử viên được đề cử vào Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017- 2021. Trong đó, có nhiều cái tên mới đến từ Vietcombank và đặc biệt có cả người đến từ Tập đoàn Him Lam và ông Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT của LienVietPostBank.

Thông tin ông Hưởng sẽ tham gia HĐQT của Sacombank đã nhận được khá nhiều phản ứng tích cực từ thị trường tài chính. Ông Hưởng cũng được cho là một nhân tố quan trọng trong cơ cấu HĐQT mới của Sacombank và được kỳ vọng khá nhiều trong công cuộc tái cơ cấu Sacombank thời kỳ hậu sáp nhập Ngân hàng Phương Nam.

Sau đó, Sacombank vẫn chưa thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) vào cuối tháng 5 như dự kiến do khâu chuẩn bị nhân sự chưa hoàn tất. Đến tận 22/5 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới phê duyệt Đề án tái cơ cấu hậu sáp nhập. Sau đó, Sacombank đã lùi lại ngày tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 30/6.

Chưa đến ngày tổ chức ĐHĐCĐ thì một lần nữa nhân sự cao cấp của Sacombank lại biến động khi ông Nguyễn Đức Hưởng chính thức rút khỏi danh sách ứng cử vào HĐQT Sacombank. Sự rút lui của ông Nguyễn Đức Hưởng ở thời điểm này gây bất ngờ cho không ít người. Hiện thời, những thông tin về nhân sự Sacombank lại là dấu hỏi lớn khiến cả thị trường trông đợi.

Không chỉ bị biến động ở nhân sự cấp cao, những ngày vừa qua, Sacombank cũng đang gặp nhiều vấn đề như lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh, nợ xấu cao… sau khi ngân hàng này công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016.

Sau kiểm toán, tổng tài sản Sacombank năm 2016 giảm 1.271,8 tỷ đồng, xuống còn 332.023 tỷ đồng, tăng 13,6% so với thời điểm đầu năm. Việc tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm các khoản lãi, phí phải thu. Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế năm 2016 hợp nhất cũng giảm 283,9 tỷ đồng, tương ứng 76% lợi nhuận bốc hơi, còn 88,6 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tính đến cuối năm, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, là 6,91%, tăng so với mức 5,8% thời điểm đầu năm 2016, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 8.510 tỷ đồng, tăng gần 650 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2016 theo báo cáo tự lập là 5,35%.

Theo giải trình của Sacombank, năm 2016 thu nhập lãi thuần của ngân hàng này giảm 1.098,7 tỷ đồng là do thoái lãi dự thu đối với các khoản cho vay bị hạ nhóm đã đẩy lãi ròng giảm dù cho thu từ hoạt động dịch vụ, lãi từ kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán và hoạt động khác, hoạt động góp vốn có tăng so với trước kiểm toán. Trong khi đó, chi phí hoạt động giảm 142 tỷ đồng, chi phí dự phòng rủi ro, chi phí thuế thu nhập cũng giảm.

18
Một lần nữa nhân sự cao cấp của ngân hàng này lại biến động.
19
Nợ xấu đang là một trong những thách thức lớn đối với Sacombank ở thời điểm hiện nay.

Vẫn còn lợi thế để phát triển

Sacombank đã từng là ngân hàng lớn, nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản đứng thứ 6, số lượng điểm giao dịch xếp thứ 4 toàn hệ thống. Đây là một thương hiệu mạnh, hoạt động ổn định, hiệu quả tốt với kết quả kinh doanh toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá cao. Sacombank có một hệ thống rộng và mạnh trong cả nước, vươn ra Lào và Campuchia, tiếp cận tốt các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng tiểu thương - cá nhân và tiêu dùng.

Tuy nhiên, mọi việc dường như đã thay đổi khi Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank, buộc Sacombank phải gánh cả khối nợ xấu cùng nhiều hậu quả từ ngân hàng này. Tuy gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, nhưng Sacombank vẫn có những thế mạnh nhất định. Tính đến cuối năm 2016, toàn hệ thống Sacombank có 564 điểm giao dịch; tổng tài sản 332.023 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm; huy động vốn từ khách hàng tăng 12%, đạt hơn 291.654 tỷ đồng, trong đó 87% huy động từ dân cư và 13% từ các tổ chức kinh tế. Điều này cho thấy, niềm tin từ khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân dành cho thương hiệu Sacombank rất lớn.

Định hướng của Sacombank trong thời gian tới là tiếp tục phát huy thế mạnh của mình từ hệ thống hoạt động, mạng lưới, uy tín, thương hiệu, niềm tin của khách hàng… Đồng thời, Sacombank cũng sẽ tập trung nguồn lực xử lý nhanh và hiệu quả tài sản tồn đọng, nợ xấu.

Vừa qua, NHNN đã chính thức thông qua đề án tái cấu trúc Sacombank, theo đó cho ngân hàng này thời hạn 10 năm (kể từ 2015) để xử lý dứt điểm các tồn đọng, nhất là nợ xấu. Tuy nhiên, lộ trình 10 năm là do Sacombank đề ra trên cơ sở thận trọng, còn nếu điều kiện thuận lợi thì lộ trình xử lý các tồn đọng cơ bản của ngân hàng này sẽ rút ngắn chỉ còn khoảng từ 5-6 năm.

Vấn đề cổ đông nào sẽ nắm quyền quản trị Sacombank trong nhiệm kỳ mới thực sự trở nên cấp thiết, vì ngân hàng này vẫn là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các cổ đông mới tham gia vào Sacombank dựa vào năng lực tài chính thật hay bằng những nguồn vốn vay “lòng vòng”. Câu chuyện tin đồn liên quan đến nhóm cổ đông Him Lam cũng cần được các cơ quan chức năng đánh giá kiểm soát thật chặt. Nhóm công ty liên quan đến tập đoàn Him Lam, ông Dương Công Minh có từng vay vốn tại Sacombank hay chưa, hiện còn dư nợ tại ngân hàng này hay không - đó cũng chính là những câu hỏi cần giải đáp công khai trước dư luận.

 Mai Thoa

 

_Bao NTD_So 339_14
 

Bình luận

Nổi bật

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:59

(CL&CS) - Ngoài kế hoạch kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2024-2028 được Bamboo Capital đặt ra, AGM 2024 còn đánh dấu sự kiện đặc biệt khi ông Kou Kok Yiow thay thế ông Nguyễn Hồ Nam ở vị trí Chủ tịch HĐQT.

Vietbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%, tăng vốn lên 7.139 tỷ đồng

Vietbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%, tăng vốn lên 7.139 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Tăng vốn điều lệ là một trong những điều kiện quan trọng trong việc tiếp tục củng cố năng lực tài chính, từng bước nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Vietbank trên thị trường.

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.