Dữ liệu cũ
Thứ năm, 12/12/2013, 21:30 PM

Chùa Một Cột sẽ được tu bổ từ cuối tháng 12

Với đầu tư hơn 18 tỷ đồng, ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á này sẽ không còn tình trạng mưa to là tượng Phật ở nhà Mẫu phải trùm áo mưa, sân ngập úng.

Chiều 12/12, UBND quận Ba Đình, Hà Nội thông báo bắt đầu thực hiện dự án Tu bổ di tích lịch sử văn hóa chùa Một Cột – Diên Hựu. Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt ngày 11/10, gồm 5 hạng mục: tu bổ chùa Một Cột – Diên Hựu, xây mới nhà tăng, am hóa vàng, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thoát nước, xử lý triệt để tình trạng úng ngập), hoàn thiện nội thất, đồ thờ tự….

Riêng phần cơi nới trong di tích sẽ được dỡ bỏ để giữ nguyên trạng. Tổng giá trị dự án trên 18,6 tỷ đồng (trong đó 13 tỷ phục vụ việc xây lắp) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 12.

Cụ thể, ban quản lý dự án sẽ giữ nguyên cốt nền sân hiện nay; bó vỉa đá xanh bồn cây và thảm cỏ; tu bổ tòa Tam bảo và nhà Tổ, nhà mẫu, Tam quan với hình thức kiến trúc như nguyên trạng; tu bổ lại hệ lan can quanh khu tháp mộ; làm mới hệ móng, tường bao, thay thế các cấu kiện gỗ đã mục hỏng, lợp lại mái ngói mũi hài…

Nhà tăng ở phía sau sẽ được xây mới, sử dụng vật liệu phù hợp với thức kiến trúc cổ truyền thống và phù hợp với cảnh quan chung của chùa; xây mới hệ thống tường bao bảo vệ di tích (nối từ Tam bảo đến Tam quan và từ Tam quan đến nhà Tổ, nhà Mẫu)…

Đặc biệt, khu vực nhà tổ và nhà mẫu sẽ được hạ giải toàn bộ, loại bỏ phần xây cơi nới, dựng nhà bao che, xây toàn bộ hệ tường bao che từ móng đến mái; tu bổ bộ khung kết cấu gỗ theo nguyên tắc giữ gìn nguyên trạng, hỏng đâu sửa đấy; phun xử lý chống mối, chống nấm mốc cấu kiện gỗ cho công trình…

Chùa Một Cột từng được xác lập kỷ lục châu Á là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. Công trình này là một trong những biểu tượng của thủ đô và là điểm tham quan được nhiều du khách đến. Tuy nhiên qua 964 năm thăng trầm với thời gian, nhiều hạng mục của chùa đã xuống cấp nghiêm trọng.

Bức xúc và lo lắng trước việc chậm tiến hành trùng tu di tích, đầu tháng 5, Đại đức Thích Tâm đã gửi đơn “dọa” hạ giải chùa. Hành động quyết liệt này của sư trụ trì khiến dư luận xôn xao. Trong tháng 5, quận Ba Đình tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến các cơ quan liên quan để khẩn trương phê duyệt dự án tu bổ chùa Một Cột.

Từ tháng 7 đến nay UBND quận Ba Đình đã chỉ đạo Ban quản lý dự án hoàn chỉnh dự án theo đúng Luật Di sản văn hoá và nội dung chỉ đạo của UBND TP. Chủ tịch UBND quận Đỗ Viết Bình cho biết cũng chỉ đạo cho các ban ngành hữu quan phải coi trọng chất lượng công trình, vừa phải đảm bảo quan hệ với nhà chùa để đảm bảo sự văn hoá trong thi công. Phía UBND phường Đội Cấn cũng được giao trách nhiệm tạo điều kiện thuân lợi nhất cho các đơn vị thực hiện dự án.

Quỳnh Trang

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.