Thứ năm, 14/12/2023, 16:32 PM

Chống hàng giả, hàng kém chất lượng bắt đầu từ người tiêu dùng

(CL&CS)- Để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng.

Lâu nay, nhắc đến hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ, hàng giả chủ yếu xuất hiện ở những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn; còn hàng tiêu dùng phổ biến, rẻ tiền ít khi bị làm giả. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện nay, từ cục pin, gói muối, bột canh, gói mì chính, gói bột giặt, viên thuốc hay đến cả sách... cũng bị làm giả.

Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra phức tạp

Hàng giả, hàng kém chất lượng, không chỉ xuất hiện tại các chợ, trung tâm thương mại trên cả nước... mà còn được phát hiện trên môi trường điện tử như web, sàn giao dịch thương mại. Việc quản lý, xử lý hàng hóa vi phạm bị thu giữ gặp nhiều khó khăn do vấn đề kinh phí, sự tham gia, phối hợp giữa nhiều đơn vị khác nhau, đặc biệt là hệ thống pháp luật quy định về việc quản lý, xử lý, tiêu hủy các loại hàng hóa vi phạm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường hiện chưa đồng bộ. Việc tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng trong quá trình phát hiện, thu giữ đã và đang là vấn đề được quan tâm của cơ quan chức năng nhằm đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các quy định liên quan hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

hang-gia-kho-luong-1524980580

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, năm 2020 lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện xử lý hơn 66.000 nghìn vụ vi phạm; trị giá hàng tịch thu ước tính hơn 136 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 392 tỷ đồng; thu nộp ngân sách hơn 352 tỷ đồng. Năm 2021, có 41.375 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng và tiền bán hàng hóa, phương tiện vi phạm bị tịch thu trên 186 tỷ đồng. Năm 2022, có 43.989 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 490 tỷ đồng; giá trị hàng hóa tịch thu gần 96 tỷ đồng; số lượng lên tới hàng chục ngàn tấn.

Chống hàng giả bắt đầu từ người tiêu dùng

Theo ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, việc người tiêu dùng gián tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc đã góp phần dung dưỡng cho các hành vi, các đối tượng vi phạm.

Phân tích quan điểm trên, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh tranh ngay với chính sản phẩm giả thương hiệu của mình, nhưng lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Nguy hiểm hơn, hàng giả còn làm mất lòng tin và uy tín của đối tác, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi hàng giả quá nhiều trong nội địa, khiến các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

2556_IMG_9505

Ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường

Hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng phát hiện rất dễ, nhưng hàng giả bán trên Internet đang là một mặt trận mới, nóng bỏng vì có đến 80%-90% hàng giả được mua - bán trên mạng. Đây là một mặt trận vô cùng khó khăn, bởi xử lý ở ngoài thực tế đã khó, phát hiện và xử lý vi phạm trên không gian mạng còn khó hơn rất nhiều” - ông Trần Hữu Linh nêu thực tế.

Do vậy theo ông Trần Hữu Linh, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

"Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, bên cạnh hoạt động chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ cuối năm 2018 đến nay, Tổng cục Quản lý thị trường đã đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc nói không với hàng giả.

Có thể nói, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng phải thực sự là "mắt xích" quan trọng, phải trở thành người tiêu dùng thông thái. Điều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần làm lành mạnh thị trường hàng hóa, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...