Thứ ba, 21/08/2018, 22:00 PM

Chợ “chồm hổm” ở miền Tây

(NTD) - Cư dân cặp theo ven lộ là những người bắt nhịp nhanh nhất với sự thay đổi của vùng đất đang trên đà phát triển... Mọi người không ai bảo ai, đua nhau mở hàng quán, kinh doanh và làm dịch vụ: Nhỏ lẻ có, quy mô vừa có và có cả những hộ đầu tư lớn như làm cây xăng, bán vật tư xây dựng, đại lý lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc…

Nét đặc trưng của sự phát triển này là chợ. Chợ thường tự phát, xuất hiện ở các ngã ba, ngã tư giao lộ. Ban đầu tuềnh toàng vài ba túp lều mua bán rau cải, thịt cá, chè cháo… sáng nhóm trưa tan, người ta gọi vui là chợ “mù sương”, chợ “chồm hổm”. Dần dà những người mua bán này đã có ý thức tổ chức “doanh nghiệp”: Hàng quán vững chắc hơn, mặt hàng đa dạng hơn, biết tranh thủ khách hàng và biết định hướng kinh doanh ngành nghề dịch vụ. Khái niệm “phi thương bất phú” và “an cư lạc nghiệp” hình thành mạnh mẽ nơi những hộ kinh doanh non trẻ này… Và thế là chợ “chồm hổm” phát triển lên rõ nét. Những người cũ, nếu có điều kiện, sẽ xây dựng cho mình một nơi buôn bán tươm tất, tương đối ổn định; những người mới thì lại bắt đầu “chồm hổm” khởi nghiệp, hoặc tìm cách sang lại những lô sạp để kinh doanh, mua bán.

Phải khách quan nhận xét rằng: Những chợ nhỏ, tự phát ở các giao lộ mới đã giải quyết phần lớn những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân ở đó và vùng phụ cận. Vấn đề bất cập của những chợ nhỏ tự phát này là khá bát nháo và lộn xộn, thường xuyên gây cản trở và ách tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị và vệ sinh kém.

Ở những nơi chính quyền cơ sở năng động, người ta tổ chức, sắp xếp tạm thời những chợ này cho có trật tự, khuôn khổ phần nào và thu phí, lệ phí những hộ nhỏ cũng như thu thuế những hộ kinh doanh có thu nhập ổn định…

Ở quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy của TP. Cần Thơ có rất nhiều chợ tự phát dần phát triển như kiểu nói trên, ví dụ như chợ Rạch Cam, chợ Bông Vang, chợ Rau Râm, chợ Chấp Pháp, chợ Cái Sơn, chợ 3 tháng 2... Các quận, huyện ở ngoại thành thì vô số kể!

Chợ “chồm hổm”, chợ “mù sương” ở một nơi nào đó có phát triển thành một chợ vừa và lớn hay không còn tùy thuộc vào tiềm năng, địa thế và sự can thiệp của chính quyền địa phương cũng như quá trình đô thị hóa ở khu vực đó… Bởi vì xưa nay, chợ bao giờ cũng đi liền với phố. Và phố là bước đầu của sự phôi thai, hình thành một thị tứ mới trong tương lai. Những chợ lớn ngày nay, há chẳng phải đã từng có xuất phát điểm như thế đó sao?

CHỢ-VÙNG-SÂU
Một khu chợ "chồm hổm" ở vùng sâu miền Tây.
chợ-QUÊ
Một khu chợ "chồm hổm" ở quê.
BÁNH-DÂN-GIAN-Ở-CHỢ-QUÊ-1
Bánh quê ở chợ "chồm hổm".

Bài & ảnh: Mai Lý

_NTD_So 160_In_Page_34
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những lý do giúp VinFast VF 3 dễ trở thành ‘xe quốc dân’ mới

Những lý do giúp VinFast VF 3 dễ trở thành ‘xe quốc dân’ mới

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 21:43

(CL&CS) - Với thiết kế ấn tượng, cá tính đi kèm chi phí sở hữu chỉ bằng 50% so với xe xăng, cộng thêm các lợi thế vốn có của xe điện, minicar VinFast VF 3 được kỳ vọng trở thành “xe quốc dân” mới tại Việt Nam.

Tỉnh là 'đô thị du lịch văn hóa - lịch sử' trở thành địa phương có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước, gấp đôi cả Hà Nội và TP. HCM

Tỉnh là 'đô thị du lịch văn hóa - lịch sử' trở thành địa phương có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước, gấp đôi cả Hà Nội và TP. HCM

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 14:58

Tỉnh miền núi này đã bỏ xa các thành phố lớn và hiện đại trên cả nước, trở thành địa phương có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước.

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

(CL&CS)- Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.