Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 21/11/2015, 09:45 AM

Chất vấn nghị trường và những điều đáng suy ngẫm

(NTD) - "Những việc ngành du lịch cố gắng rồi nhưng chưa đạt mong muốn Quốc hội, tôi xin chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là tôi sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp", Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

Nguyễn Tấn Dũng
 

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia

Chia sẻ mối quan tâm của đại biểu về tranh chấp chủ quyền, diễn biến phức tạp trên biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng cho biết, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã nhiều lần trình bày trước Quốc hội vấn đề này. Lập trường quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước là rõ ràng, nhất quán, cơ bản là phù hợp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức. Thủ tướng nhấn mạnh ba điểm. Trước hết là chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia. " Đi đôi với phát triển kinh tế xã hội phải tăng cường quốc phòng an ninh, quan hệ đối ngoại, tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta; gìn giữ hòa bình, ổn định để tạo môi trường cho xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

Nguyễn Xuân Phúc
 

Phải đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực

Từ nay đến năm 2021 phải giảm trong số biên chế hành chính 10%, trong số biên chế sự nghiệp 10%, cộng thêm 10% không hưởng lương ngân sách. Hiện đơn vị sự nghiệp công có hơn 2 triệu công chức, chiếm hơn 38% tổng quỹ lương. Vì vậy cần đẩy mạnh xã hội hóa, tăng tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công để giảm biên chế. Đồng thời, đẩy mạnh việc công khai, minh bạch chi quản lý hành chính, khoán chi, khoán biên chế. Giải pháp khác là tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, thực hiện Chính phủ điện tử ở các cấp chính quyền, thí điểm để tiến tới triển khai xây dựng các trung tâm hành chính công thay cho một cửa, một cửa liên thông, để giao dịch hành chính giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước công khai, minh bạch được sự giám sát một cửa, tại chỗ và thuận lợi hơn nữa cho người dân. Đặc biệt cần phải nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, đề cao đạo đức công vụ, công chức. Chúng ta phải đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực với dân, với doanh nghiệp. Luân chuyển, giám sát cán bộ ở một số lĩnh vực "nhạy cảm". Tăng cường đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong quá trình cán bộ, công chức phục vụ nhân dân”.

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình:

Nguyễn Thái Bình
 

Chưa có văn bản nào quy định về cấp “hàm” trong cơ quan Nhà nước

Tính đến thời điểm hiện nay các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa có văn bản nào quy định về cấp “hàm” đối với một số cơ quan tổ chức, đơn vị và đối với một số đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ đã lập tổ nghiên cứu chức danh này, đề nghị các cơ quan tổ chức, đơn vị có quy định báo cáo, tổng hợp báo cáo trước phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Và sau khi Quốc hội ra Nghị quyết 87, Thủ tướng có chỉ đạo và Bộ Nội vụ lập ban nghiên cứu, trong đó có mời nhiều đại diện cơ quan như Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các Bộ: Tư pháp, Công an, Tài chính, Đầu tư tiến hành đánh giá, hội thảo, nghiên cứu và lấy ý kiến chuyên gia, nhà quản lý. Trong khi đang thời gian nghiên cứu thì ở cả Trung ương và các địa phương không được tiếp tục làm.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng:

Vu_Huy_Hoang
 

Năm 2015 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng bù rừng

Có thể trong thời điểm thống kê giữa Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có khác nhau. Mặt khác, có thể do một số công trình kết hợp giữa thủy lợi và thủy điện, nhưng thủy lợi là chính, còn thủy điện chỉ hỗ trợ. Tuy nhiên, Bộ Công thương sẽ rút kinh nghiệm và bảo đảm thống nhất các con số trong báo cáo về diện tích trồng rừng thay thế để phù hợp, đúng với thực thế. Lĩnh vực này Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng với Bộ Công thương cho nên trên thực tế những báo cáo, những vấn đề xử lý đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ với sự chủ trì làm đầu mối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2015 đã làm khá nhiều việc và kết quả đã có báo cáo gửi Quốc hội. Năm 2015 khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch trồng bù rừng. Và để thực hiện việc này, Bộ đã có ba phương án; cụ thể, với những dự án thủy điện đã phê duyệt, sẽ đôn đốc tiến độ trồng bù rừng, nếu không hoàn thành thì sẽ có chế tài xử lý. Với các dự án đang có phương án trồng bù, trong khi chờ đợi sẽ tạm thời cấp giấy hoạt động điện lực một năm. Với các dự án đang phê duyệt nhưng không thực hiện thì tạm ngưng giấy phép hoạt động điện lực”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:

Nguyễn Sinh Hùng
 

Cho đến nay chưa có ĐBQH nào đưa ra đề xuất Luật

Liên quan đến quy trình ban hành luật, các đại biểu quốc hội (ĐBQH) cho rằng hầu hết các dự luật đều do Chính phủ đề xuất, nhưng có những luật nói mãi mà chưa đề xuất, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Quy trình làm luật như vậy là chưa tốt, vậy có cần bổ sung gì không? Về vấn đề này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hiện nay mỗi ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, MTTQ… đều có quyền đề xuất Luật. Trong đó, Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực tiễn đòi hỏi trong rất nhiều lĩnh vực. Người điều hành trực tiếp nắm được yêu cầu của thực tiễn, nên thời gian qua Chính phủ là chủ thể chính đề xuất Luật. Các chủ thể khác cũng đã có một số đề xuất Luật. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ĐBQH nào đưa ra đề xuất Luật.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền:

pham thi hai chuyen
 

Từ 1/1/2016 sẽ nâng 8% lương

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, lộ trình tăng lương sẽ được tính toán để thực hiện đồng thời đối với cả đối tượng hưởng lương hưu, người trong lực lượng vũ trang, người có hệ số lương dưới 2,34 và các đối tượng khác. Từ ngày 1/1/2016, người hưởng lương hưu, người trong lực lượng vũ trang, người có hệ số lương dưới 2,34 sẽ được nâng lương 8%. Còn người đương chức sẽ được nâng lương từ ngày 1/5/2016, với mức tăng 5%. Riêng các đối tượng chuyển đổi chế độ trong thời gian từ 1/1/2016 đến trước 1/5/2016, Chính phủ tới đây sẽ có hướng dẫn thực hiện theo đúng nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp này. Tức là vẫn bảo đảm mức tăng 8% cho ngay khi đối tượng có quyết định nghỉ hưu, bảo đảm quyền lợi cho người hưởng lương”.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:

Trịnh Đình Dũng
 

Có thất thoát trong đầu tư xây dựng

Trả lời câu hỏi về thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết đến nay chưa có số liệu chính xác thất thoát là bao nhiêu phần trăm, nhưng khẳng định “đây là vấn đề có thật, gây bức xúc trong dư luận”. Năm qua công tác rà soát đã cắt giảm trên tổng dự toán các công trình đầu tư xây dựng được trên 5%. Giai đoạn từ năm 2011-2015, Bộ Xây dựng đã tổ chức hàng trăm đoàn kiểm tra, kiến nghị xử lý kinh tế 3.300 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh:

Bùi Quang Vinh
 

Lãng phí thất thoát ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt tổng dự toán

Việc sử dụng các nguồn lực kinh tế, nhất là trong đầu tư xây dựng tất cả chúng ta đều biết có thất thoát, lãng phí còn nghiêm trọng. Nhưng định lượng là bao nhiêu thì không phải đơn giản. Lãng phí thất thoát là ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt tổng dự toán dự án, hay tổ chức đi học tập trao đổi ở nước ngoài mà không hiệu quả cũng là lãng phí. Mua sắm mà gửi giá cũng là thất thoát. Vì thế, nên có đề án để tính toán, nhưng sẽ là đề án khó. Trước hết phải siết chặt lại ở từng khâu một”.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh:

Hoàng Tuấn Anh
 

Những việc ngành du lịch cố gắng rồi nhưng chưa đạt mong muốn Quốc hội, tôi xin chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là tôi sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp

“Những việc ngành du lịch cố gắng rồi nhưng chưa đạt mong muốn Quốc hội, tôi xin chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là tôi sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp. Biết làm thế nào được, thời gian không còn nữa, nhiệm kỳ sắp hết”.

Đó là lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh trước câu hỏi: “Đến bao giờ du lịch Việt Nam được như nước bạn Lào và Campuchia?” của Đại biểu Phạm Thị Hải tại Quốc hội diễn ra vào ngày 17/11 vừa qua.

 Xuân Nghĩa - Anh Dương

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.