Dữ liệu cũ
Thứ tư, 26/02/2014, 10:30 AM

Cầu Long Biên chưa thể được công nhận di sản quốc gia

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, cầu Long Biên chưa được công nhận di sản vì ‘còn nhiều công trình khác cần xếp hạng’ và cây cầu hơn 100 tuổi này ‘chưa xứng đáng’.

Cầu Long Biên hơn 100 năm tuổi với nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá, mỹ thuật, kỹ thuật… đã trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội. Cây cầu thân quen với người dân thủ đô đến mức đi vào cả những lời ru: Hà Nội có cầu Long Biên/Vừa dài vừa rộng bắc ngang sông Hồng/Tàu xe đi lại song song/ Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi.

Các nhà văn hoá, sử học, kiến trúc cho rằng, cầu Long Biên xứng đáng là di sản quốc gia, nhưng cây cầu vẫn chưa được xếp hạng. Mới đây, cầu Long Biên lại đứng trước thách thức lớn về bảo tồn khi Bộ Giao thông đưa ra 3 phương án di dời để xây dựng đường sắt đô thị.

Nhiều người cho rằng, số phận của cây cầu bị phán xét là do chưa được Luật di sản bảo vệ. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Uỷ viên Hội đồng di sản Quốc gia phải thốt lên rằng: “Tôi không hiểu sao Hà Nội chưa làm hồ sơ di tích cho cầu Long Biên – một công trình hoàn toàn xứng đáng là di sản quốc gia”. Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế thì trăn trở: “Việc chậm trễ vinh danh, tạo hành lang pháp lý bảo vệ của nhà quản lý ở Hà Nội khiến di sản rơi vào tình trạng dễ tổn thương”.

Trao đổi với VnExpress, ông Trương Minh Tiến, phó Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội thừa nhận, trách nhiệm lập hồ sơ di sản thuộc đơn vị mình làm. Việc Sở chưa lập hồ sơ di sản cho cầu Long Biên, theo ông Tiến là do có nhiều di tích khác cần được quan tâm.

“Hà Nội hiện có hơn 6.000 di tích các loại, nhiều di tích liên quan đến thủ đô ngàn năm văn hiến, di tích cách mạng. Việc chưa lập hồ sơ di tích cho cầu Long Biên bởi còn nhiều di tích khác cần được xếp hạng. Quá trình lập hồ sơ phải chặt chẽ, cần nhiều thời gian và nhiều kinh phí”, ông Tiến nói.

Vị lãnh đạo này cho biết, Sở Văn hoá đánh giá, cầu Long Biên là một trong những di tích rất có giá trị, ý nghĩa. Do đó, thực hiện Luật thủ đô, Sở cùng các ngành chức năng đã tham mưu cho UBND trình Hội đồng nhân dân thành phố, ban hành danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống, các biệt thự Pháp, công trình trước năm 1954 cần được bảo tồn, trong đó có cầu Long Biên. Ngày 4/12/2013, Hội đồng nhân thành phố Hà Nội đã ban hành nghị quyết này.

Ông Phó giám đốc Sở chia sẻ rằng, nghị quyết của hội đồng nhân dân có giá trị tương đương nghị định Chính phủ. Do đó, về mặt pháp lý tuy cầu Long Biên chưa được xếp hạng di sản nhưng đã có tên trong danh sách cần bảo tồn, phát huy giá trị.

Trước 3 phương án di dời cầu, Sở Văn hoá sẽ tham mưu cho UBND thành phố để bảo tồn tốt nhất cầu Long Biên. Ông Tiến khẳng định, tới đây Sở sẽ tập trung báo cáo, xin chỉ đạo để công nhận di sản cho cây cầu hơn 100 năm tuổi này.

Một lãnh đạo khác của Sở Văn hoá Hà Nội lại lý giải, cầu Long Biên chưa được công nhận di sản bởi chưa xứng đáng. “Nếu xứng, cầu đã được xếp hạng rồi. Đây vẫn là hướng mà Sở mong muốn”, vị này nói. Ông cũng chia sẻ thêm, các phương án đưa ra với cây cầu này tốt nhất nên theo hướng bảo tồn bởi dù sao: “Cầu Long Biên chỉ là công trình cũ nhưng có ý nghĩa văn hoá, xã hội lớn, là chứng minh cho sự anh dũng, kiên cường chống giặc, cứu nước của nhân dân thủ đô”.

Tại buổi toạ đàm về “Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” chiều 25/2 tại khoa Kiến trúc công trình, đại học Phương Đông, Hà Nội, nhiều ý kiến bảo vệ cây cầu lịch sử này cũng được nêu ra.

Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam khẳng định: “Cầu Long Biên xứng đáng là di sản và chắc chắn sẽ được công nhận”. Theo ông, cây cầu đã có đủ các yếu tố để được xếp hạng theo Luật di sản như là biểu trưng cho kỹ thuật xây dựng, kiến trúc gang thép bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam thế kỷ XIX; có giá trị mỹ thuật; giá trị sử dụng; giá trị lịch sử văn hoá và giá trị ký ức trong lòng người.

GS. Hoàng Đạo Kính, uỷ viên Hội đồng di sản quốc gia gọi cầu Long Biên là kỳ công về xây dựng, kỳ tích về kỹ thuật và kỳ quan kiến trúc đô thị. 

Giáo sư Kính kêu gọi cộng đồng “đừng vắt kiệt một cây cầu đã cũ kỹ mà dành cách làm tử tế cho một di sản đã gắn bó gần như bậc nhất với lịch sử Hà Nội cận đại”. Rất đau xót trước sự xuống cấp của cầu Long Biên hiện tại, ông hy vọng sắp tới cây cầu sẽ được khôi phục, bảo tồn và trở thành một nơi đi bộ, nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá du lịch ý nghĩa.

Quỳnh Trang

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.