Chủ nhật, 05/06/2022, 21:51 PM

Cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư

(CL&CS) - Chính phủ mới ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Gần 400 con chim di cư dừng chân tại biển Đà nẵng vào ngày 2/4/2022 (Ảnh: Thế Sơn)

Gần 400 con chim di cư dừng chân tại biển Đà nẵng vào ngày 2/4/2022 (Ảnh: Thế Sơn)

Theo đó, khi Chỉ thị này được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ban hành Danh mục và Hướng dẫn quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng; Phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và đường bay xuyên biên giới bao gồm các vùng chim di cư quan trọng, điểm dừng chân của chúng tại Việt Nam; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.

Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 7 vùng chim đặc hữu. Các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng vài năm trở lại đây, quần thể chim di cư đang suy giảm nghiêm trọng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng xuyên suốt châu Á và tình trạng săn bắn, bẫy, bắt trái phép các loài chim, tận diệt bằng lưới, súng săn đã dẫn đến việc mất đi một khu vực rộng lớn các vùng đất ngập nước ven biển, đồng thời phải đối mặt với vô vàn những nguy hiểm trong suốt chuyến đi như ô nhiễm nhựa, mất sinh cảnh hay những tác động của biến đổi khí hậu, tất cả đều là hậu quả do hoạt động của con người gây ra.

Ghi nhận của phóng viên, gần đây nhất tại biển Sơn Trà, Đà Nẵng có khoảng hơn 400 loài chim hạ cánh, dừng chân tại đây để bổ sung thức ăn, tăng cường năng lượng cho chặng đường bay di cư như chim rẽ khoang, choi lưng hung... và nhiều nhất là rẽ cổ hung. Thường thì hay bắt gặp chúng trên biển vào mùa di cư đầu tháng 8 và kết thúc mùa di cư lượt về vào khoảng tháng 3 và tháng 4. Điều này lý giải môi trường cũng như sinh cảnh sống ở nơi đây khá tốt để chúng có thể chọn làm điểm dừng chân lý tưởng.

Một trong số những con chim di cư có gắn cờ để xác định lộ trình di cư của chúng (Ảnh: Thế Sơn)

Một trong số những con chim di cư có gắn cờ để xác định lộ trình di cư của chúng (Ảnh: Thế Sơn)

Nhận thức được sự nghiêm trọng của tình trạng săn bắt, buôn bán chim di cư trái phép, Việt Nam đã và đang tăng cường nhiều nỗ lực để bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Thủ tướng đã giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư.

Choắt chân màng bé - một loài chim di cư về biển Đà Nẵng (Ảnh: Thế Sơn)

Choắt chân màng bé - một loài chim di cư về biển Đà Nẵng (Ảnh: Thế Sơn)

Bộ Thông tin và Truyền thông, tăng cường tuyên truyền để người dân không tham gia các hoạt động săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của chúng; chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ hoạt động quảng cáo các sản phẩm, công cụ săn, bắt, bẫy chim hoang dã, di cư.

Bộ Khoa học và Công nghệ thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm giám sát các loài chim di cư, bảo tồn và phục hồi các vùng chim hoang dã, di cư quan trọng của Việt Nam.

Bộ Công an và các bộ liên quan, tăng cường công tác giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần giám sát chặt chẽ hơn trong việc đánh giá các dự án tài nguyên và môi trường; các dự án thủy điện, điện gió…

Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung các nội dung liên quan tới bảo tồn động vật hoang dã, trong đó có bảo tồn các loài chim hoang dã vào chương trình học và các hoạt động ngoại khóa cho học sinh….

Thế Sơn

Bình luận

Nổi bật

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:12

(CL&CS) - Dự báo tình hình buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ trong năm 2024 tiếp tục có những thay đổi, diễn biến khó đánh giá.

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

(CL&CS) - Sau hơn 17 năm triển khai, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, trong đó có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Tìm kiếm giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:04

(CL&CS) - Song song với quá trình ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới thì các hình thức gian lận cũng phát triển đa dạng trên không gian số từ lợi dụng lòng tin, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng lỗ hổng trong quy trình, lợi dụng sự tiện lợi của công nghệ,... Điều này đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cập nhật và nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện các hình thức lừa đảo.