Dữ liệu cũ
Thứ ba, 13/10/2015, 16:00 PM

Cảnh giác với những thủ đoạn 'ăn theo mùa dịch'

Hiện nay, một số đối tượng đã giả danh cán bộ y tế tiến hành công tác “phòng dịch, dập dịch” lừa đảo người dân nghèo vùng sâu vùng xa để bán các hóa chất phun ngừa với giá “trên trời”.

Những băng nhóm “ăn theo” bệnh tật

Gần đây nhất, lợi dụng dịch bệnh Ebola đang bùng phát và diễn biến phức tạp tại một số quốc gia Tây Phi hay điểm nóng dịch tại Hàn Quốc, một số đối tượng đã giả danh bác sỹ, y sỹ của bộ Y tế xuống địa phương khảo sát dịch bệnh rồi rao bán một số loại thuốc phun ngừa cúm và dịch Ebola.

Bằng các thủ đoạn tinh vi, băng nhóm này đã lừa đảo từ Nghệ An đến các tỉnh lân cận của miền Trung. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Nghệ An cho biết băng nhóm này gồm có 3 đối tượng là Ngô Thị Xuyên (35 tuổi, trú tại Thanh Hóa), Đoàn Văn Đạt (33 tuổi) và Lê Văn Ba (28 tuổi, cùng trú Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, một trong những mánh khóe tinh vi của băng nhóm này là Đạt, Xuyên và Ba trong vai bác sỹ, là cán bộ cốt cán của công ty thuộc bộ Y tế sẽ trực tiếp đến các cửa hàng tiếp thị sản phẩm và yêu cầu nếu đặt hàng số lượng lớn thì phải đặt cọc tiền trước.

Sau khi tiếp thị xong, chúng lại thuê một nhóm người khác đến giả danh là khách hàng mới mở đại lý nhỏ nên muốn đặt mua khối lượng lớn thuốc ngừa dịch Ebola. Các chủ cửa hàng ngay lập tức sập bẫy.

Riêng với những dòng thuốc được các đối tượng rao có khả năng phòng dịch Ebola, thực chất các sản phẩm này được mua trôi nổi trên thị trường và sửa nhãn mác, thay tên công ty, dán thêm nhãn mác bộ Y tế. Giá của mỗi bịch thuốc ngừa dịch Ebola rởm này từ 7.000-10.000 đồng. Nhưng chúng bán cho các đại lý giá dao động từ 150.000-170.000 đồng. Bán lẻ cho người dân thì ở mức cao hơn.

cac-doi-tuong-ban-thuoc-1444632149

Nhóm đối tượng giả danh cán bộ y tế bán thuốc phòng dịch giả bị bắt giữ.

Cùng thời gian trên, Công an huyện Hải Lăng (Quảng Trị) cũng đã bắt 2 đối tượng giả danh cán bộ của bộ Y tế để lừa đảo bán hóa chất phun khử khuẩn, phòng chống dịch nhằm chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân.

Hai đối tượng là Nguyễn Khắc Quyết (25 tuổi, trú xóm 1, thôn Văn Ông, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội) và Nguyễn Thị Thơm (24 tuổi, trú đội 8, thôn Áng Hạ, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).

Theo lời khai ban đầu từ hai đối tượng, chúng thường tìm gặp những người có con nhỏ, tự giới thiệu là cán bộ y tế của bộ Y tế đến thực hiện chương trình do bộ Y tế triển khai để dập dịch, vệ sinh môi trường; phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em, dịch sởi và phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ.

Để người dân tin tưởng, bọn chúng đưa ra các giấy giới thiệu ghi là của trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và môi trường (giấy giả mạo có đóng dấu đỏ - PV); các gói hóa chất (25 gói) đều ghi nhãn mác của trung tâm này. Chúng đưa ra 5 gói hóa chất để “diệt trừ các côn trùng”; tư vấn cách sử dụng...

Chúng nói hóa chất, thuốc thì được cấp phát miễn phí nhưng mỗi gia đìnhphải đóng lệ phí 80.000 đồng/tháng. Chương trình tiến hành liên tục trong 1 năm, lệ phí mỗi hộ là 960.000 đồng.

Trên địa bàn Hà Nội trong thời gian gần đây cũng ghi nhận những trường hợp lừa đảo tương tự. Những kẻ lừa đảo thường ăn mặc rất lịch sự, xách theo cặp với giấy giới thiệu có đóng dấu của phường, mang theo bảng danh sách, phiếu thu chi... và thông báo với các hộ gia đình là cán bộ phường xuống thu tiền phun thuốc diệt muỗi.

Những người này cho biết, phường sẽ hỗ trợ thuốc muỗi nhưng các hộ gia đình sẽ phải tự trả tiền công phun thuốc, chi phí là từ 200.000 - 500.000 đồng/hộ, thu tiền xong vài ngày sẽ có người đến tận nhà phun thuốc muỗi.

Bọn lừa đảo thường chọn thời gian buổi sáng, giữa chiều -thời điểm giờ hành chính, ở các gia đình chỉ có người già, trẻ em để dễ lừa đảo. Và có không ít những hộ đã bị lừa, đưa tiền cho chúng nhưng “đợi dài cả cổ” cũng chẳng hề có nhân viên nào đến nhà phun thuốc.

Nhận diện chiêu trò lừa bịp

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Nam Hà, Phó trưởng Công an xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: "Chiêu thức của bọn lừa đảo thì đã có rất nhiều, nhưng tinh thần cảnh giác của người dân không phải lúc nào cũng đủ độ để tránh được các chiêu lừa của những kẻ xấu.

Thậm chí, ngoài chiêu “phun thuốc muỗi”, bán hóa chất khử khuẩn, một số đối tượng xấu còn dùng chiêu lừa bán thuốc phân hủy bồn cầu và đòi vào trong nhà để tự đổ cho đúng quy trình?! Đã có nhiều người nhẹ dạ mắc bẫy, còn đa phần người dân tại thành phố giờ đã tiếp cận các nguồn thông tin bằng nhiều phương tiện đa dạng đều biết tự phòng tránh những chiêu lừa đảo như vậy".

Ông Hà cũng cho biết thêm: Người dân không nên tin vào những đối tượng mang hàng đến bán tận nhà. Nếu hàng chất lượng thì không có giá rẻ và khuyến mại tận nhà. Không nên tin vào những lời chiêu dụ như mua 3 tặng 1, giảm 50% giá bán...

Khi thấy những người xưng là cán bộ nhân viên phường hay cơ quan, đơn vị nào, cần yêu cầu xuất trình giấy tờ và lập tức hỏi số điện thoại của cơ quan, đơn vị đó để gọi xác minh. Nếu thấy có biểu hiện đáng ngờ thì tri hô cho mọi người cùng can thiệp, báo lực lượng chức năng địa phương kịp thời đến kiểm tra xử lý.

Theo lãnh đạo cục Y tế dự phòng, bộ Y tế, khi xảy ra dịch bệnh tại cộng đồng thì quy trình kiểm soát dịch bệnh sẽ phải tuân thủ chặt chẽ theo quy trình kiểm soát dịch bệnh do bộ Y tế quy định, có sự phối hợp của nhiều ngành từ Trung ương đến địa phương, thành lập đội điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định.

Hóa chất và thuốc trong công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai theo quy định, không thu phí trực tiếp từ người dân.

Theo thống kê từ đầu năm 2015, cả nước ghi nhận 43.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 53 tỉnh, thành phố, 28 trường hợp tử vong, số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 và có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống.

Đến nay, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

Ngoài ra, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, tại Malaysia, với dân số 26 triệu người, tuy nhiên số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết, tính đến ngày 12/9/2015 đã ghi nhận 85.488 trường hợp mắc.

Trong đó số ca tử vong là 234 trường hợp (tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2014 (n=70,337), tại Philippines, tính đến tháng 9/2015, ghi nhận 65.421 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 193 trường hợp tử vong (tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái).

Tin tức mới nhất về Xã hội mời bạn đọc xem thêm tại đây.

Theo Văn Hậu/ Người đưa tin

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.