Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 29/02/2020, 14:36 PM

Cảnh báo nguy cơ tái nhiễm Covid-19 ở người đã bình phục

(NTD) – Các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo về nguy cơ tái nhiễm Covid-19 ở các quốc gia sau trường hợp tái nhiễm đầu tiên ở Nhật công bố hôm qua 28/2. Họ cho rằng kháng thể ở người bình phục chưa đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp người bệnh miễn nhiễm với những đợt công kích mới của virus corona.

HokkaidoSchool
Chính phủ Nhật Bản sẽ tạm thời đóng cửa 1.600 trường tiểu học và trung học ở trên đảo Hokkaido từ ngày 2/3/2020 để phòng dịch Covid-19 lây lan. Hokkaido cũng là nơi du thuyền Princess Diamond cập bến, làm bùng phát cơn dịch - (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Cơ quan y tế Nhật Bản báo cáo trường hợp tái nhiễm Covid-19 đầu tiên. Đó là một hướng dẫn viên ở Osaka bị nhiễm và xuất viện cách đây ba tuần sau khi xét nghiệm âm tính. Nhưng hôm 26/2 khi người phụ nữ này quay lại bệnh viện vì bị đau họng và tức ngực, các test kit thử nghiệm của bà đã báo dương tính.

Các trường tái nhiễm Covid-19 đối với bệnh nhân xuất viện cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Tuần trước, Trung tâm Y tế Công cộng Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên xác nhận một bệnh nhân bình phục đã tái nhiễm sau 10 ngày xuất viện. Hôm 28/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Quảng Đông ghi nhận khoảng 14% bệnh nhân đã bình phục và xuất viện ở tỉnh đã tái nhiễm Covid-19 trong một đợt xét nghiệm sau đó. Phó Giám đốc CDC Quảng Đông Tống Thiết nói rằng hiện chưa có kết luận rõ rằng về nguyên nhân hay tình trạng các bệnh nhân tái nhiễm có lây lan cho người khác hay không.

Giám đốc phòng ngừa và điều trị viêm phổi Chương Thanh Nguyên ở Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Vũ Hán, cảnh báo người bình phục có thể tái nhiễm Covid-19. "Vẫn có nguy cơ tái nhiễm với người đã hồi phục. Cơ thể họ sẽ sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, kháng thể không tồn tại lâu dài ở một số cá nhân”, bác sỹ Chương nói.

Họ virus corona bao gồm virus gây dịch SARS, MERS và cảm cúm thông thường. Phần lớn lây nhiễm qua đường hô hấp. Khi virus xâm nhập cơ thể, chúng tìm cách bám vào và xâm chiếm tế bào vật chủ. Hệ miễn dịch của con người sẽ tạo ra kháng thể đế chống trả.

“Đối với nhiều bệnh truyền nhiễm, một người có thể phát triển miễn dịch với chủng virus nhất định sau khi nhiễm bệnh. Thông thường, người đã nhiễm bệnh sẽ không đổ bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh lần sau”, Amira Roess, giáo sư y tế và dịch tể học thuộc Đại học George Mason, giải thích.

Nhưng trong trường hợp Covid-19, các nhà nghiên cứu cho rằng kháng thể mà bệnh nhân tạo ra không đủ mạnh hay tồn tại lâu để giúp họ miễn nhiễm với căn bệnh trong thời gian dài. “Sau khi nhiễm bệnh, virus có thể ở trạng thái bất hoạt (bất động) với rất ít triệu chứng. Căn bệnh trở nặng nếu virus tìm đường vào phổi”, giáo sư Philip Tierno thuộc Trường Y của Đại học New York cho biết.

Giáo sư Samuel McConkey, phó hiệu trưởng Đại học Phẫu thuật Hoàng gia ở Ireland, Covid-19 có thể tái lây nhiễm bởi điều đó đã từng xảy ra với các chủng virus corona trước đây. Sự xuất hiện của những ca tái nhiễm chứng tỏ một số người có thể không phát triển miễn dịch tự nhiên.

OdaibaMarinePark
Dịch bệnh đã làm Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) lo ngại về việc tổ chức Thế vận hội mùa hè Tokyo Olympic 2020. Tuy nhiên, trong tuần cả IOC lẫn Nhật Bản khẳng định Tokyo Olympic 2020 vẫn sẽ được tổ chức theo như đã định (Ảnh: Nikkei Asian Review)

"Điều đáng lo ngại là Covid-19 có thể lan ra khắp thế giới trong ba tháng tới, và quay trở lại sau đó ba tháng bởi chúng ta không được bảo vệ bởi miễn dịch sau lần lây nhiễm đầu. Dịch bệnh sẽ tiếp tục tuần hoàn trong nhiều năm cho tới khi chúng ta tìm ra công nghệ để kiểm soát nó", McConkey chia sẻ. Ông cũng nhấn mạnh khả năng tái nhiễm có thể gây khó khăn cho công tác sản xuất vaccine hiệu quả ngừa virus Covid-19.

Tuy nhiên, Patrick Mallon, giáo sư bệnh dịch do vi khuẩn ở Đại học Dublin, Ireland, cho rằng con người sẽ phát triển miễn dịch ở mức độ nào đó, tương tự như với cúm heo (H1N1). Mallon chỉ ra dịch cúm heo từng dẫn tới số ca lây nhiễm và tử vong cao khi xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng ở những lần tuần hoàn sau, dịch bệnh này không còn nghiêm trọng nữa.

Ricky Hồ

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.