Chủ nhật, 21/01/2024, 21:40 PM

Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho đường sắt đô thị ở Việt Nam

(CL&CS)- Việc xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng áp dụng đồng bộ, thống nhất cho các tuyến ĐSĐT sắp xây dựng tại Việt Nam là rất cần thiết

Sáng 19/1, đã diễn ra Hội thảo chuyên đề Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT). Đây là hội thảo chuyên đề nằm trong chuỗi các Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc phiên chuyên đề, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đương Đức Tuấn cho biết, theo quy hoạch Giao thông vận tải, Thủ đô sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) với tổng chiều dài 417,8km, trong đó 75,6km đi ngầm.

z5085255868567-d5e87592f2112ae3041a24746f9080592024011909364220240119133430

Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho ĐSĐT ở Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ hoàn thành được 13km của tuyến ĐSĐT số 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông và đang triển khai thi công 12,5km tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

Từ khi tuyến ĐSĐT số 2A đi vào khai thác vận hành, được toàn thể Nhân dân TP Hà Nội chào đón và sử dụng với tần suất cao, bước đầu cho thấy hiệu quả về mặt khai thác.

Sắp tới UBND TP Hà Nội sẽ đưa vào khai thác đoạn trên cao thuộc dự án tuyến ĐSĐT thí điểm TP Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, cũng như UBND TP Hồ Chí Minh sắp đưa vào khai thác tuyến ĐSĐT số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên.

Thực tế quá trình triển khai thực hiện, cả hai dự án ĐSĐT của Hà Nội đều chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Một trong những nguyên nhân chính là chủ đầu tư cũng như các nhà thầu gặp không ít vướng mắc khi áp dụng nhiều hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cả trong và ngoài nước, cũng như khó khăn trong công tác quản lý dự án ĐSĐT.

Đặc biệt mỗi dự án sử dụng các công nghệ của các nước khác nhau thì áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn cũng khác nhau, những khó khăn trong công tác quản lý dự án.

TS.Phan Hữu Duy Quốc, chuyên gia về ĐSĐT cho biết, việc sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau có nguy cơ lãng phí nguồn lực (không tận dụng được các thiết bị, sản phẩm kỹ thuật như bản vẽ, tính toán, kinh nghiệm thi công…); đội ngũ kỹ sư lành nghề ở dự án này có thể không có kinh nghiệm ở dự án khác.

111-1793-4017

Việc vận hành và khai thác cũng không thống nhất; khó khăn trong kết nối giữa các tuyến đường sắt. Bên cạnh đó, việc thẩm tra, thẩm định dự án gặp khó, đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm khác nhau…

Theo ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho các dự án không đồng bộ còn dẫn đến khó khăn trong quá trình thi công, nghiệm thu công trình cũng như duy tu, bảo dưỡng.

Từ những bất cập nói trên, TS. Phan Hữu Duy Quốc kiến nghị, cấp thiết phải phát triển một hệ thống tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống ĐSĐT ở Việt Nam.

Hệ thống tiêu chuẩn đó đã được áp dụng và kiểm chứng qua các dự án ở nhiều nơi trên thế giới; dễ dàng tìm kiếm thông tin, tiếp cận tư liệu; thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong thiết kế, tư vấn và xây dựng; thúc đẩy việc huy động các nguồn nhân lực, bảo đảm tính toàn cầu hóa đội ngũ kỹ thuật thực thi dự án…

Thông tin thêm về định hướng xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho ĐSĐT tại Việt Nam, TS. Lê Công Thành (Viện Khoa học và công nghệ GTVT) cho biết, các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến ĐSĐT có thể được xây dựng trên cơ sở biên soạn, chuyển đổi các tiêu chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Định hướng này sẽ giúp nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến ĐSĐT và xác định khung tiêu chuẩn cho các dự án xây dựng ĐSĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Cũng chỉ ra thực trạng các tuyến ĐSĐT hiện nay đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật rất khác nhau, TS Nguyễn Thị Hoài An, Khoa Kinh tế vận tải đường sắt, Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, việc xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng áp dụng đồng bộ, thống nhất cho các tuyến ĐSĐT sắp xây dựng tại Việt Nam là rất cần thiết. Từ hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn này mới xác định được công nghệ ĐSĐT nào được lựa chọn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn hóa các quy trình xây dựng mới và chuyển dịch tiêu chuẩn; phân cấp mức độ quan trọng, cấp thiết và ưu tiên để xây dựng tiêu chuẩn, nhằm đáp ứng được nhu cầu áp dung khi triển khai các dự án ĐSĐT tiếp theo; đưa ra lộ trình xây dựng các tiêu chuẩn. Bà An đề nghị, hệ thống tiêu chuẩn cho ĐSĐT tại Việt Nam cần được xây dựng theo trình tự từ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật…

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

Lấy ý kiến tiêu chuẩn về kỹ thuật mật mã

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:08

(CL&CS) - Ban Cơ yếu Chính phủ đang lấy ý kiến về quy định, tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật mật mã và mã khối MKV.

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 - nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 10:15

(CL&CS) - Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

05 trụ cột hành động chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ISO mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:00

(CL&CS) - Vào tháng 1 năm 2024, Tiến sĩ Sung Hwan Cho (Hàn Quốc) đảm nhận vị trí mới là Chủ tịch ISO. Trong thông điệp chào mừng, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về cách ISO có thể tăng cường phạm vi tiếp cận của mình để ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện tại và trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông trong hai năm tới.