Thứ tư, 27/11/2024, 10:20 AM

Cẩn trọng trước các chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm

(CL&CS) - Series “Điểm tin tuần” của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo về một số hình thức lừa đảo trực tuyến và những khuyến cáo cần thiết với người dân.

1

Lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện chiêu trò lừa đảo mạo danh chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng hàng loạt các sự kiện và hoạt động diễn ra trong thời điểm cuối năm, một số trang Fanpage facebook giả mạo Cuộc thi đã được lập ra nhằm chiếm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người dân đăng ký tham gia.

Các đối tượng lừa đảo sao chép hình ảnh, nội dung, video… trên Website chính thống của Cuộc thi đăng tải trên trang Fanpage giả mạo nhằm tạo lòng tin cho người dân…. Từ đây, đối tượng dẫn dắt người có nhu cầu tham gia Cuộc thi chuyển sang dùng mạng xã hội Telegram để đăng ký, xét duyệt hồ sơ tham gia thi.

Trong quá trình đó, với yêu cầu người đăng ký hoàn tất việc xét duyệt hồ sơ tham gia, đối tượng sẽ yêu cầu người dân tiếp tục tham gia chương trình khảo sát, thực hiện nhiệm vụ đánh giá, mua trang phục bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp.

Ban đầu, khi người dân hoàn thành nhiệm vụ với các đơn hàng có giá trị nhỏ, đối tượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền mua hàng và tiền trích như đã hứa hẹn. Sau khi người dân chốt nhiều đơn hàng với số tiền lớn hơn ở những lần tiếp theo, đối tượng sẽ không trả tiền gốc và tiền trích với lý do như: Cú pháp soạn tin bị sai, hệ thống bị lỗi, gặp sự cố về đơn hàng… Đồng thời, đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm tiền để xác minh đơn hàng, bảo lưu tài khoản và cam kết sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã chuyển khi hoàn thành nhiệm vụ. Khi nạn nhân hết tiền để chuyển khoản hoặc phát hiện bị lừa, các đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc..

Người dân cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin từ các trang Facebook về các cuộc thi hoặc chương trình trên mạng, đồng thời yêu cầu xác minh rõ ràng danh tính của đơn vị tổ chức trước khi tham gia. Không thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng lạ đặc biệt là giao dịch chuyển tiền. Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải về ứng dụng không rõ nguồn gốc.

Cảnh báo mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giả chữ ký Bộ trưởng để lừa đảo

Ngày 22/11, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) đưa ra khuyến cáo các hành vi mạo danh, lừa đảo, môi giới bất hợp pháp liên quan đến các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để mạo danh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Trung tâm Lao động ngoài nước nhằm lừa đảo những người muốn đi nước ngoài làm việc.

Cụ thể, các đối tượng lập Fanpage có tên "Trung tâm tư vấn việc làm ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "Tư vấn XKLĐ - Asian"… mạo danh là trang thông tin của Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước. Ngoài ra, các đối tượng mạo danh chữ ký của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đăng tải nội dung kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ làm việc với đối tác nước ngoài, nhằm tạo dựng lòng tin để dụ dỗ người lao động tham gia các chương trình làm việc tại Úc, chương trình EPS (Hàn Quốc)… thông qua các fanpage (trang tương tác được tạo từ tài khoản facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp) và website (trang web) giả mạo.

Khuyến cáo người dân đặc biệt là người đang có nhu cầu xuất khẩu lao động cần cẩn trọng trước các tổ chức chào mời “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội. Chủ động tìm hiểu trước thông tin về đơn vị đang thực hiện quảng cáo và đối chiếu với danh sách doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thống của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH (http://www.dolab.gov.vn) hoặc Sở LĐ-TB&XH. Thực hiện rà soát kỹ nội dung trên hợp đồng dịch vụ giữa các bên trước khi ký kết, phải có đầy đủ thông tin về quyền và trách nhiệm của các bên, nội dung công việc, chi phí. Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền cho các đối tượng, tổ chức lạ dưới mọi hình thức.

Trong trường hợp không rõ thông tin, người lao động chủ động liên hệ với Sở LĐ-TB&XH hoặc Phòng LĐ-TB&XH quận, huyện nơi cư trú để trao đổi và được cung cấp thông tin đầy đủ.

Cảnh giác với các dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội

Mạng xã hội gần đây xuất hiện nhiều quảng cáo về dịch vụ đọc trộm tin nhắn, theo dõi, giám sát tài khoản mạng xã hội.

Mới đây, Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi tố hai kẻ xấu dùng thủ đoạn cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn bằng công nghệ để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.

Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là khi khách hàng có nhu cầu liên hệ, các đối tượng sẽ thông báo giá từng gói dịch vụ và yêu cầu thanh toán một phần tiền trước. Khi nạn nhận chuyển tiền xong, chúng lập tức chặn liên lạc và biến mất.

Đối với hình thức trên, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng là liên hệ qua với khách hàng qua Zalo, sử dụng tài khoản ngân hàng (không chính chủ) để người khác tin tưởng, chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt. Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo dõi, đọc trộm tin nhắn của người khác trên mạng xã hội, các đối tượng hướng dẫn khách hàng gửi tài khoản cần theo dõi, thông báo giá từng gói dịch vụ (phần mềm theo dõi) và cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. Do tin tưởng các đối tượng, nhiều nạn nhân đã chuyển tiền tới số tài khoản trên. Sau khi nhận được tiền, đối tượng đã chặn mọi liên lạc.

Khuyến cáo người dùng không nên tin tưởng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc mua bán những sản phẩm không hợp pháp trên mạng xã hội. Không sử dụng các dịch vụ hoặc ứng dụng có mục đích xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Hành vi đọc trộm tin nhắn không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội.

Người dùng không tải và cài đặt các ứng dụng từ các nguồn không chính thức hoặc từ các trang web không rõ ràng; cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus và bảo mật để quét và phát hiện các phần mềm độc hại có thể đang theo dõi thiết bị. Ngoài ra, phải thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng xã hội, email, và sử dụng xác thực hai yếu tố để tăng cường bảo mật.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Bình luận

Nổi bật

Cẩn trọng trước các chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm

Cẩn trọng trước các chiêu trò lừa đảo dịp cuối năm

sự kiện🞄Thứ tư, 27/11/2024, 10:20

(CL&CS) - Series “Điểm tin tuần” của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo về một số hình thức lừa đảo trực tuyến và những khuyến cáo cần thiết với người dân.

Lan tỏa trang bị kỹ năng chống lừa đảo cho toàn dân trong thời đại công nghệ số

Lan tỏa trang bị kỹ năng chống lừa đảo cho toàn dân trong thời đại công nghệ số

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 13:54

(CL&CS) - Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số hiện nay, các đối tượng xấu đã và đang lợi dụng sự bùng nổ của công nghệ số cùng những tiện ích mà nó mang lại như như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT,... để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao. Ngoài những biện pháp kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức, cùng với các kỹ năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dân được xem là một trong những biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của lừa đảo trực tuyến.

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 13:22

(CL&CS)- Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.