Dữ liệu cũ
Thứ ba, 07/04/2015, 14:22 PM

Cẩn thận với “Hơi thở của quỷ” trồng tràn lan ở Đà Lạt

(NTD) - Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội rộ lên thông tin chất độc Scopolamine, chiết xuất từ cây Borrachero, được bọn tội phạm dùng để vô hiệu hóa các nạn nhân cho mục đích hãm hiếp, cướp giật, chiếm đoạt tài sản… đang được trồng rất phổ biến ở Đà Lạt.

Scopolamine hay “hơi thở của quỷ Colombia”, được mệnh danh là “loại thuốc đáng sợ nhất trên thế giới”. Scopolamine được chiết xuất từ những hạt giống thực vật trong đó có Borrachero (loại hoa có hình dáng giống hoa loa kèn rủ xuống), hoa cà độc dược và hoa cà độc dược lùn. Ở Mỹ, thuốc này được thông qua bởi Cục Quản lý Dược Liên bang (FDA) sử dụng như một loại thuốc chống nôn hoặc dùng như liều phụ trợ cho cai nghiện thuốc lá.

Theo báo chí quốc tế, Scopolamine thường được các nhóm tội phạm sử dụng như một loại ma túy hay ma dược để phục vụ cho mục đích của mình. Thứ độc dược vô cùng nguy hiểm này “không màu, không mùi, không vị” và có đặc tính dễ hòa tan nên nó thường được trộn lẫn vào nước, thức ăn. Theo các tài liệu, khi hít hoặc uống phải độc chất này, nạn nhân sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái vô thức, bị thôi miên, phát sinh ảo giác và làm theo sự sai khiến của người khác.

Can-than-voi-hoi-tho-cua-quy
Hình minh họa

Tại Việt Nam, loại cây có hoa rất giống với cây “hơi thở của quỷ” được trồng khá phổ biến tại xứ lạnh như Đà Lạt và Sa Pa. Tại những nơi này, chúng được người dân gọi bằng một số tên như hoa loa kèn hay hoa kèn của thiên thần. Hoa có màu từ trắng tinh đến vàng nhạt, vàng rực rỡ, trắng phớt cam và vàng xen lẫn hồng đỏ, đặc biệt mọc chúi xuống đất rất giống với cây Borrachero ở Colombia.

So sánh cây Borrachero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn rất giống nhau. Theo Giáo sư - Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, khẳng định Borrachero chính là cây cà độc dược cảnh ở Việt Nam, một số địa phương gọi là hoa loa kèn. Cây có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae. Tuy nhiên, để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.

Theo TS. Võ Văn Năm, Phó Trưởng bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược TP,HCM: “Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ Scopolamine có thể gây ngộ độc. Vì thế mọi người không nên tùy ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây loa kèn để sắc thành thức uống. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử; nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích”.

 Hạ Yên (tổng hợp)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.