Thứ ba, 22/07/2025, 13:59 PM

Cân bằng chuyền trong sản xuất – giải pháp nâng cao năng suất, tối ưu hóa hiệu quả vận hành

(CL&CS) - Trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất phải liên tục nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và rút ngắn thời gian giao hàng, phương pháp cân bằng chuyền sản xuất (Line Balancing) đang trở thành công cụ quản trị không thể thiếu.

Hiện nay, một trong những phương pháp quản trị sản xuất hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau chính là phương pháp cân bằng chuyền sản xuất. Đây không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà còn là một phần quan trọng trong triết lý sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), hướng tới việc loại bỏ mọi lãng phí trong hệ thống sản xuất.

Cân bằng chuyền sản xuất là quá trình phân bổ hợp lý khối lượng công việc giữa các trạm làm việc trong một dây chuyền sản xuất sao cho thời gian làm việc của mỗi trạm gần bằng nhau nhất có thể. Mục tiêu của phương pháp này là tạo ra sự liên tục, nhịp nhàng trong dây chuyền, tránh tình trạng một số công đoạn bị quá tải trong khi công đoạn khác lại nhàn rỗi, từ đó làm tăng hiệu quả tổng thể và giảm thời gian chu kỳ sản xuất.

Khi các công đoạn được bố trí hợp lý, năng suất nâng cao, chất lượng sản phẩm kiểm soát tốt hơn và thời gian giao hàng được rút ngắn, đồng thời chi phí lao động và vận hành cũng được tối ưu.

7

Lợi ích lớn nhất của cân bằng chuyền nằm ở khả năng tối ưu hóa nguồn lực hiện có. Khi một dây chuyền được thiết kế thiếu cân đối, một số công nhân có thể bị quá tải, phải làm việc liên tục, trong khi những người khác lại phải chờ đợi nguyên vật liệu hoặc sản phẩm từ công đoạn trước.

Điều này không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe người lao động. Thông qua cân bằng chuyền, mỗi công đoạn đều có khối lượng công việc tương ứng với thời gian chu kỳ được tính toán dựa trên nhu cầu sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian nhàn rỗi, giảm thiểu lượng hàng tồn tại từng công đoạn, từ đó tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Ngoài ra, cân bằng chuyền còn hỗ trợ việc chuẩn hóa quy trình và là nền tảng để triển khai các công cụ quản trị khác như 5S, Kaizen, Just-in-Time hay hệ thống sản xuất kéo. Bằng cách đo lường và phân tích thời gian thực hiện từng công đoạn, doanh nghiệp có thể xác định những bước không tạo giá trị gia tăng để loại bỏ hoặc cải tiến. Đây là bước đi đầu tiên quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất tinh gọn và xa hơn là sản xuất thông minh.

Để thực hiện phương pháp cân bằng chuyền, doanh nghiệp cần trải qua các bước chính sau: Đầu tiên là phân tích quy trình sản xuất và xác định danh sách tất cả các công đoạn cần thiết để hoàn thiện sản phẩm. Sau đó tiến hành đo lường thời gian tiêu chuẩn của từng công đoạn thông qua phương pháp time study hoặc sử dụng phần mềm đo thời gian.

Tiếp theo, doanh nghiệp xác định thời gian chu kỳ – tức thời gian tối đa cho phép để tạo ra một sản phẩm nhằm đáp ứng sản lượng kỳ vọng trong khoảng thời gian làm việc. Dựa trên tổng thời gian của các công đoạn và thời gian chu kỳ, doanh nghiệp tính toán số trạm làm việc cần thiết, sau đó phân phối hợp lý các công đoạn vào từng trạm sao cho mỗi trạm không vượt quá thời gian chu kỳ và đảm bảo tính liên tục của dây chuyền. Cuối cùng, hiệu quả của dây chuyền sau khi cân bằng sẽ được đánh giá thông qua chỉ số hiệu suất cân bằng (%), mức độ chênh lệch thời gian giữa các trạm và lượng thời gian lãng phí còn tồn tại.

Tại Việt Nam, phương pháp cân bằng chuyền đã được nhiều doanh nghiệp sản xuất tiên tiến áp dụng, trong đó nổi bật là Công ty Cổ phần May 10. Với lịch sử lâu đời và định hướng phát triển bền vững, May 10 đã sớm nhận ra để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm chất lượng mà còn phải có quy trình sản xuất tinh gọn, hiệu quả và linh hoạt. Do đó, công ty đã đầu tư mạnh vào cải tiến quy trình sản xuất theo hướng Lean, trong đó cân bằng chuyền là một bước đi chiến lược.

Thông qua việc đo lường và phân tích từng công đoạn trong dây chuyền may, May 10 đã xác định rõ thời gian tiêu chuẩn cho từng bước và tiến hành tái cấu trúc dây chuyền sao cho phù hợp từng loại sản phẩm, đơn hàng. Các dây chuyền truyền thống được chuyển đổi sang mô hình modular line – dây chuyền nhỏ, linh hoạt với nhóm công nhân đa kỹ năng có thể xoay vòng công việc. Việc cân bằng chuyền không chỉ giúp tăng năng suất lên từ 15–20% mà còn giảm đáng kể tỷ lệ hàng lỗi, nâng cao sự hài lòng của người lao động khi công việc được phân chia công bằng và khoa học.

8

Đặc biệt, May 10 cũng tích hợp phần mềm quản lý sản xuất để giám sát thời gian thực, phân tích hiệu suất từng công đoạn và hỗ trợ điều chỉnh dây chuyền nhanh chóng khi có sự thay đổi về sản lượng hoặc mã hàng. Thành công của May 10 đã trở thành hình mẫu cho nhiều doanh nghiệp may mặc khác trong nước học hỏi và áp dụng. 

Không chỉ trong ngành may mặc, phương pháp cân bằng chuyền còn có thể áp dụng hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất khác như điện tử, lắp ráp cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất nội thất,... Việc áp dụng phương pháp này không đòi hỏi công nghệ quá cao nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải có tư duy cải tiến liên tục, sẵn sàng đo lường, phân tích và điều chỉnh để đạt được hiệu quả tối ưu.

Tóm lại, cân bằng chuyền là một trong những phương pháp cốt lõi giúp doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa quy trình, nâng cao năng suất, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh chuyển đổi số và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, việc kết hợp phương pháp cân bằng chuyền sản xuất với các phần mềm quản lý sản xuất, công cụ phân tích dữ liệu và tự động hóa sẽ là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Theo VietQ

Bình luận

Nổi bật

Cân bằng chuyền trong sản xuất – giải pháp nâng cao năng suất, tối ưu hóa hiệu quả vận hành

Cân bằng chuyền trong sản xuất – giải pháp nâng cao năng suất, tối ưu hóa hiệu quả vận hành

sự kiện🞄Thứ ba, 22/07/2025, 13:59

(CL&CS) - Trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất phải liên tục nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và rút ngắn thời gian giao hàng, phương pháp cân bằng chuyền sản xuất (Line Balancing) đang trở thành công cụ quản trị không thể thiếu.

Vai trò của công cụ WBS trong nâng cao năng suất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Vai trò của công cụ WBS trong nâng cao năng suất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 15:33

(CL&CS) - Hiện nay, việc nâng cao năng suất đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam và một trong những công cụ quản lý dự án được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ tăng năng suất là WBS – Work Breakdown Structure (Cấu trúc phân chia công việc).

CMCN 4.0 mở ra kỷ nguyên mới cho sản xuất thông minh, tạo đòn bẩy tăng năng suất doanh nghiệp

CMCN 4.0 mở ra kỷ nguyên mới cho sản xuất thông minh, tạo đòn bẩy tăng năng suất doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 15:02

(CL&CS) - Trong vài thập kỷ gần đây, nền sản xuất toàn cầu đã và đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ làn sóng công nghệ. Đây không đơn thuần là bước phát triển tiếp theo sau các cuộc cách mạng công nghiệp trước, mà còn là thay đổi mang tính đột phá trong cách thức vận hành, tổ chức và quản trị chuỗi giá trị trong doanh nghiệp sản xuất.