Các ngành hàng trị giá tỷ USD phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2020

(NTD) - Năm 2019 vừa qua, hầu hết các ngành hàng chủ lực của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu đều đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Đồng thời cũng tiếp tục đặt ra các mục tiêu mới để phấn đấu đưa nền kinh tế Việt Nam vươn lên trong năm 2020.

Nông nghiệp

Theo số liệu tổng kết từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), năm 2019 ngành nông nghiệp đã hoàn thành và vượt 3/4 chỉ tiêu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3%.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng từ 41,5-42 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu cho toàn ngành trong năm 2020.

Bên cạnh đó bộ còn đề ra các mục tiêu cơ bản trong năm 2020 của ngành NN&PTNT là tốc độ tăng trưởng GDP ngành 2,8-3%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 59%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 96%; thành lập mới 2.000 hợp tác xã nông nghiệp; cả nước có 17.000 hợp tác xã nông nghiệp.

Thủy, hải sản

Theo số liệu của ngành ước tính, năm 2019, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6,25% so với năm 2018, tổng sản lượng đạt khoảng 8,15 triệu tấn, tăng 4,9%, trong đó sản lượng khai thác đạt 3,77 triệu tấn, tăng 4,5%, nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD.

Năm 2020, Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019; sản lượng cá tra 1,42 triệu tấn, tương đương so với năm 2019; sản lượng tôm các loại 850.000 tấn, tăng 3,7%; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019.

Theo đó, để đạt được mục tiêu ngành sẽ cần nhiều nỗ lực trong việc gỡ bỏ các lệnh cấm, thẻ vàng IUU của châu Âu, các đợt thanh tra chống bán phá giá từ Mỹ...

1

Dệt may luôn đi đầu trong các ngành hàng chủ lực của kinh tế Việt Nam.

Dệt may

Theo số liệu từ Bộ Công thương năm 2019, ngành dệt may tiếp tục xuất siêu, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả cụ thể của ngành dệt may trong năm vừa qua là Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với sợi và hàng may mặc nhưng lại thâm hụt lớn đối với vải, sợi sản xuất chủ yếu xuất khẩu. Trong khi đó, vải trong nước chỉ đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu của ngành khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu trên 10 tỷ USD vải các loại.

Tuy nhiên là một trong những ngành chủ lực xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam, năm 2020 ngành dệt may tự tin đặt mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 42 tỷ USD.

Để đạt được kết quả trên, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới. Để tận dụng được cơ hội từ EVFTA, ngành dệt may cần chú trọng tháo gỡ những nút thắt về nguồn cung nguyên liệu đã và đang bị thiếu hụt, cùng các vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề môi trường.

Ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng Giám đốc CTCP May Hồ Gươm chia sẻ: “Ngành dệt may thường có chu kỳ cách 1 năm có nhiều đơn hàng, sẽ đến một năm ít đơn hàng. Năm 2020 sẽ là năm dự đoán đơn hàng đổ về Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là các đơn hàng đi thị trường Mỹ”.

Còn ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3 cho rằng: “Triển vọng năm 2020 có những lợi thế nhưng cũng có những khó khăn. Khả năng tăng trưởng cũng trên 9-10% nhưng phải có sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, trong đó áp dụng công nghệ 4.0, thiết bị máy móc, hệ thống tự động, đặc biệt xây dựng cho được đội ngũ quản lý giỏi. Sự phát triển công nghệ 4.0 cần con người giỏi để vận hành”.

Da giày

Theo số liệu từ Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), cả năm 2019, ngành về đích xuất khẩu đạt mục tiêu 22 tỷ USD, tăng 12,2 % so với năm 2018.

Với đà tăng trưởng này toàn ngành tiếp tục dự báo năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình tăng khoảng 11%, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 60%. Theo đó mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 24 tỷ USD, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10% so với năm 2019.

Hiện nay, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó có 70 nước đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Lefaso thì năm 2019 hoạt động xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam tăng trưởng ổn định, duy trì được lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống. Top 5 thị trường có kim ngạch lớn nhất, chiếm trên 82,% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hầu hết đóng góp lớn đều đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Gỗ

Là một trong những ngành tỷ USD mỗi năm, gỗ và chế biến lâm sản tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2020.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2019, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 11,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra. Năm 2020 ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 12,5 tỷ USD.

Năm 2020, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng 42%; tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5-5,5%; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 12,5 tỷ USD; khai thác rừng trồng tập trung 20,5 triệu m3; thu dịch vụ môi trường rừng 2.800 tỷ đồng.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, hiện xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam dựa phần lớn vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó, xuất khẩu vào Mỹ chiếm xấp xỉ 51%, Trung Quốc 10,5% giá trị xuất khẩu lâm sản của cả nước. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục có những bất ổn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường với xuất khẩu lâm sản của Việt Nam đòi hỏi ngành lâm nghiệp năm 2020 phải đặc biệt chủ động nắm bắt, tìm hiểu để có những quyết sách, chiến lược điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn nêu rõ: “Mặc dù đạt được những kết quả tích cực nhưng ngành lâm nghiệp cũng phải nhận dạng những tồn tại hạn chế cũng như những thách thức trong giai đoạn tới để phát triển ngành ổn định và hiệu quả”.

Nguyễn Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

Thương hiệu - Từ niềm tin chuyển hóa thành tài sản

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:36

Từ quan niệm kinh doanh phải giữ uy tín đến tư duy coi thương hiệu là một loại tài sản, các doanh nhân Việt đã có sự đầu tư bài bản cho chiến lược thương hiệu.

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.