Bộ trưởng Tài chính: Còn dư địa để kiểm soát lạm phát ở mức 4%

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện đã đôn đốc đẩy mạnh triển khai công tác quản lý, điều hành giá kiểm soát lạm phát, đặc biệt chú trọng về công tác quản lý giá và giải pháp chống lạm phát, báo cáo cho biết, trước diễn biến giá các mặt hàng năng lượng và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng cao.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, với diễn biến CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25%, hiện vẫn còn dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4%. Tuy nhiên, trước những diễn biến giá năng lượng và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng gây sức ép đến mặt bằng giá trong nước cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình thị trường trong đó có giá dịch vụ giáo dục sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát cả năm 2022 (theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng học phí năm học 2022-2023 theo khung giá tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ước có thể làm tăng CPI bình quân năm 2022 thêm 0,55-1,05%).

07-06-2022-bo-truong-bo-tai-chinh-ho-duc-phoc-tiep-tuc-kiem-soat-lam-phat-co-ban-trong-nam-2022-D3EF2A6B-details

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Theo Bộ trưởng, để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 7 tháng còn lại của năm 2022, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân; việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm…

Báo cáo cũng nêu rõ về vấn đề về hoạt động của thị trường chứng khoán. Theo đó, hiện nay, trên thị trường chứng khoán có 767 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, 858 cổ phiếu đăng ký giao dịch; 83 công ty chứng khoán, 44 công ty quản lý quỹ, 2 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư là trên 5,2 triệu tài khoản, tăng 21,1% so với cuối năm 2021.

Tuy nhiên, vừa qua, trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng (điển hình là vụ việc của FLC và Louis).

Bộ Tài chính cho rằng, thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nhanh trong 2 năm gần đây (thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 258% so với bình quân năm 2020, số lượng tài khoản mở mới trong năm 2021 tương đương cả giai đoạn 2012-2020); phát sinh nhiều hành vi vi phạm tinh vi, gian lận quy định pháp luật trong khi quy định về mức xử phạt còn nhẹ, chế tài xử phạt chưa đủ tính răn đe; quy định về thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà nước khi kiểm tra, thanh tra chưa đảm bảo khả năng giám sát toàn diện đối với những hành vi vi phạm mới phát sinh… Mặt khác, thị trường vẫn trong giai đoạn đầu phát triển nên còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý; trước tác động của các thông tin quốc tế và trong nước bất lợi, các tin đồn thất thiệt, lo ngại về yếu tố dòng tiền, áp lực lạm phát nên thị trường chứng khoán có nhiều phiên giảm mạnh thời gian gần đây…

Hiện Bộ Tài chính đã có kế hoạch rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các biện pháp và chế tài xử phạt để tăng tính răn đe cũng như thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong giám sát dòng tiền và quản lý, giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán…

Về quản lý thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới, Bộ trưởng cho biết, theo quy định hiện hành đang thực hiện thu thuế thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài) với số thu trung bình trên 1.100 tỷ đồng/năm.

Từ năm 2018 đến hết tháng 4/2022, các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền là hơn 5.111 tỷ đồng, trong đó một số tập đoàn lớn như Facebook là 1.965 tỷ đồng; Google là 1.902 tỷ đồng; Microsoft là 651 tỷ đồng. (Năm 2018 số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ số xuyên biên giới đạt 770 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.168 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.143 tỷ đồng, năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng, 4 tháng đầu năm 2022 đạt 437 tỷ đồng).

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:33

(CL&CS) - Ông Trần Mộng Hùng là nhà sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng Giám đốc đầu tiên và Chủ tịch HĐQT (1994 - 2008), Thành viên HĐQT (2012 - 2018), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro (2018 - 2023), đã từ trần vào ngày 25/4/2024, hưởng thọ 72 tuổi.

ĐHĐCĐ VPBank thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

ĐHĐCĐ VPBank thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 20:46

(CL&CS) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của VPBank vừa được tổ chức sáng 29/4/2024 tại Hà Nội đã nhất trí thông qua tờ trình kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung hai thành viên HĐQT.