Dữ liệu cũ
Thứ hai, 22/06/2015, 10:39 AM

Bộ trưởng Cao Đức Phát và câu chuyện ổn định đầu ra cho nông sản

(NTD) - Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đưa ra những nguyên nhân chủ yếu khiến nông sản được mùa mất giá, trong đó cụ thể là dưa hấu và hành tím. Đồng thời, Bộ trưởng cũng coi việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn.

Trong phiên chất vấn các thành viên Chính phủ ngày 11/6, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát những nội dung xoay quanh các nhóm giải pháp tiêu thụ nông sản, trong đó có hàng loạt nông sản bị rớt giá thời gian qua như dưa hấu, hành tím, dưa lê... và định hướng sản xuất trong bối cảnh hội nhập sâu.

Bộ trưởng Cao Đức Phát ghi nhận tình hình ở các địa phương nhìn chung không phải tất cả đều như dưa hấu hay hành tím. Ông đưa ra con số dưa hấu của Quảng Ngãi chỉ 100.000 tấn, còn cả nước là 1,2 triệu tấn, những tháng khác trong năm, mặt hàng nông sản này vẫn tiêu thụ tốt chứ không xảy ra chuyện phải đổ bỏ hoặc bán đổ bán tháo như thời gian vừa qua.

Bo truong Cao Duc Phat

                        Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát.

Còn "Hành tím Sóc Trăng rớt giá là do 70% hành xuất sang Indonesia và từ cuối năm 2014 Indonesia có chủ trương không nhập hành nữa nên mới xảy ra tình trạng ứ đọng", Bộ trưởng nói.

Về nguyên nhân dài hạn, Bộ trưởng cho biết khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản và khả năng chế biến còn thấp, quá trình tổ chức sản xuất thiếu đi sự liên kết chặt chẽ và doanh nghiệp tiêu thụ nông sản còn ít.

Tuy nhiên, ông thừa nhận mối lo lớn nhất là vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân và khó khăn lớn nhất cũng là khâu yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp đó là thúc đẩy công nghiệp chế biến cho tương xứng.

“Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chất lượng nhưng ngành chế biến thì chưa theo kịp. Muốn thúc đẩy chế biến nông sản phải có vai trò của doanh nghiệp. Vừa qua, cùng với chính sách hỗ trợ nông dân trực tiếp, Thủ tướng đã chỉ đạo hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và hiện đã có những doanh nghiệp lớn quan tâm đến nông nghiệp như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, TH Truemilk…”, Bộ trưởng cho biết.

Nhằm khắc phục tình trạng được mùa rớt giá, giúp nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đưa ra giải pháp như theo dõi sát sao sự thay đổi trên thị trường, lựa chọn mặt hàng nông sản phù hợp mang đến chất lượng cao hơn, điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.

Trả lời về những giải pháp của ngành trong việc ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ hiện chúng ta đang thực hiện theo cơ chế thị trường nên tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng phải phù hợp với thị trường. Ngành nông nghiệp đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên việc định hướng sản xuất cũng phải phù hợp với thế giới.

Theo Bộ trưởng, phải lựa chọn những sản phẩm là lợi thế của đất nước, có sự hỗ trợ bà con làm ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành hạ, để trong mọi tình huống vẫn có khả năng bán ra nhiều sản phẩm hơn với giá trị lớn hơn. Để làm được điều đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng cần tiếp tục hỗ trợ nông dân để nâng cao sức cạnh tranh nông sản, thực hiện các giải pháp có thể giảm thiểu những tổn thất như hỗ trợ nông dân vay vốn vượt qua khó khăn.

Bộ trưởng nhấn mạnh ngoài giúp nâng cao khả năng chất lượng cạnh tranh cần tập trung vào bảo quản và chế biến, giúp ổn định thị trường, đề ra những giải pháp để thúc đẩy liên kết “4 nhà” phát triển trong thời gian tới. Ông cho biết chủ trương liên kết 4 nhà đã được thực hiện từ 10 năm nay, nhưng còn lỏng lẻo.

Bộ trưởng cho biết trong năm 2014, đã có hơn 100 doanh nghiệp liên kết với nông dân thực hiện 72.000 ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên chỉ có 45.000 ha thành công, còn lại là bỏ cuộc giữa chừng.

Theo ông, việc thực hiện mối liên kết 4 nhà chưa thành công một phần rất quan trọng là do số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít. Những doanh nghiệp thực sự muốn liên kết, có năng lực tài chính, cơ sở chế biến, có thể liên kết và thực hiện liên kết không nhiều. Nhấn mạnh về tình trạng nông dân sản xuất tự phát, theo phong trào, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo tập trung rà soát quy hoạch để hướng dẫn nông dân sản xuất, cây trồng vật nuôi có khả năng cạnh tranh, có thị trường, có khả năng tiêu thụ tốt hơn. Mặt khác, hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật, về vốn để có thể sản xuất ra những sản phẩm năng xuất cao hơn, giá thành hạ hơn. Đồng thời phát triển mạnh hơn 2 thành phần trong chuỗi giá trị là các tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng chỉ khi phát triển theo chuỗi với sự gắn kết thì sự tự phát của nông dân có thể hạn chế, hiệu quả sản xuất sẽ ổn định hơn.

Xuân Hải

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.