Thứ ba, 09/03/2021, 15:11 PM

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao đánh giá và xử lý nhiều địa phương điều chỉnh giá đất

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan đánh giá và xử lý phản ánh việc nhiều địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp thuê đất thời gian qua.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ TN-MT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phản ánh về việc nhiều địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất, việc tăng bảng giá đất làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp đang thuê đất.

Nhiều địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất, việc tăng bảng giá đất làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp đang thuê đất (ảnh minh họa)

Nhiều địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất, việc tăng bảng giá đất làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp đang thuê đất (ảnh minh họa)

Theo Văn phòng Chính phủ, trước đó báo chí phản ánh việc nhiều địa phương đang điều chỉnh bảng giá đất. Ý kiến chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh cần cân nhắc để doanh nghiệp phục hồi, phát triển để thu lâu dài. Việc tăng bảng giá đất làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp đang thuê đất. Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cần sự tiếp sức của Nhà nước, vì vậy không nên tăng giá đất. Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn cho rằng, việc tăng bảng giá đất địa phương có tác động tới thu hút đầu tư nước ngoài...

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng việc tăng giá đất giúp tăng nguồn thu ngân sách địa phương, nhưng lại làm khó doanh nghiệp trong bối cảnh giới kinh doanh đang "ngạt thở" vì dịch bệnh COVID-19.

Bảng giá đất tăng đồng nghĩa với tăng giá bất động sản lên, chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng, văn phòng cũng tăng. Chi phí doanh nghiệp tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay có thể khiến một số doanh nghiệp chết nhanh hơn. Như vậy, các địa phương sẽ mất đi động lực tăng trưởng kinh tế, mất nguồn thu lâu dài, Nhà nước sẽ mất nhiều hơn được.

Các chuyên gia khuyến nghị trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp luôn cần sự "hà hơi tiếp sức" của Nhà nước, vì vậy không nên tăng giá đất. Điều này giúp các địa phương nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài, dù thu ngân sách trước mắt có thể giảm.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52

(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.