Thứ năm, 28/07/2022, 14:43 PM

Bộ Công thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ 4 vấn đề để giải quyết các dự án điện gió, điện mặt trời

(CL&CS)- Theo đề xuất của Bộ Công Thương, chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời dở dang sẽ đàm phán giá và hợp đồng mua bán điện với EVN.

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp (những dự án còn dở dang, không kịp hưởng giá FIT). Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng chấp thuận cơ chế cho phép nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành.

dien gio

Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ 4 vấn đề để giải quyết các dự án điện gió, điện mặt trời dở dang

Hiện, theo thống kê của EVN và các địa phương, trong tổng số 78.121 MW công suất lắp đặt nguồn điện hiện có trên toàn quốc có 16.545 MW điện mặt trời (gồm 8.904 MW điện mặt trời tập trung và 7.660 MW điện mặt trời mái nhà) cùng 4.126 MW điện gió đã vào vận hành, đã được hưởng giá FIT (giá mua điện ưu đãi) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều dự án, hoặc phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế, nhưng không kịp thời hạn được hưởng giá FIT; Trong đó có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện và 5 dự án/phần dự án điện mặt trời với tổng công suất 452,62 MW đang chờ xác định giá điện.

Ngoài ra, cũng có một số dự án khác đang triển khai dở dang.

Vì vậy, Bộ Công thương cho rằng, để tránh lãng phí đầu tư xã hội, cần thiết phải xác định cơ chế giá điện cho các dự án.

Theo đó, Bộ này đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ 4 vấn đề để giải quyết dứt điểm cơ chế cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, đồng thời định hướng cơ chế cho các dự án điện gió, điện mặt trời trong tương lai.

Cụ thể, với các dự án án chuyển tiếp, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế đã được báo cáo tại văn bản số 17 (Ngày 27/1/2022). Nghĩa là, nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với EVN trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công thương ban hành.

Với các dự án điện gió và mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ này đề nghị chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như các dự án chuyển tiếp như nêu trên. Điều này là nhằm đảm bảo tính thống nhất của hành lang pháp lý với các dự án.

Còn đối với các dự án đã được công nhận vân hành thương mại, Bộ đề nghị Thủ tướng có văn bản chỉ đạo để Bộ Công thương có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa EVN và các chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán – bên mua – người tiêu dùng điện và Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ có quyết định bãi bỏ các Quyết định số 13 về cơ chế phát triển điện mặt trời, Quyết định 37 và Quyết định số 39 về cơ chế phát triển điện gió.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hải Dương: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, quản trị trường học

Hải Dương: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý, quản trị trường học

sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:17

(CL&CS)- Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc số hóa dữ liệu, hỗ trợ quản lý học sinh, phân tích học lực, dự báo xu hướng học tập và tối ưu hóa hoạt động điều hành nhà trường.

Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:13

(CL&CS) - Ngày 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF) năm 2025; trao Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2024 - 2025.

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:12

(CL&CS) - Một số chính sách về giáo dục có hiệu lực thi hành từ tháng 5 như: Bổ sung trẻ em nhà trẻ bán trú vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập từ nguồn ngân sách Nhà nước; Sửa đổi một số quy định trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó sửa đổi quy định về xét tuyển thẳng.