Dữ liệu cũ
Thứ tư, 26/09/2018, 10:00 AM

Bình Dương: Gia hạn khai thác mỏ đá Tân Đông Hiệp vì lợi ích của ai?

(NTD) - Dù mỏ đá Tân Đông Hiệp đã hết hạn khai thác từ cuối năm 2017 nhưng vào ngày 12/6/2018, tại kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Bình Dương lại thống nhất điều chỉnh và gia hạn cho mỏ đá này hoạt động thêm 2 năm (tính từ 31/12/2017 đến 31/12/2019). Việc gia hạn này vì lợi ích của tỉnh nhà hay vì lợi nhuận của doanh nghiệp?

12

Mỏ đá Tân Đông Hiệp thuộc phường Tân Đông Hiệp, TX. Dĩ An, Bình Dương nằm sát đường Mỹ Phước - Tân Vạn.

Họp bất thường vì mỏ đá!

Tại kỳ họp bất thường (kỳ họp thứ 6 - khóa 9) của HĐND tỉnh Bình Dương diễn ra ngày 12/6 vừa qua, đã thống nhất điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó có cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp rộng gần 45ha được gia hạn khai thác sâu cốt tới -150m (trước đó là -120m); cụm mỏ đá Núi Nhỏ, diện tích hơn 27ha, đề xuất gia hạn khai thác sâu cốt tới -130m (cũ là -100m).

Tuy nhiên, mỏ đá Tân Đông Hiệp và Mỏ đá Núi Nhỏ (thị xã Dĩ An) đã hết hạn khai thác từ 31/12/2017. Vậy tại sao kỳ họp cuối năm 2017 HĐND tỉnh Bình Dương không thông qua nội dung này mà phải tổ chức kỳ họp bất thường sau thời hạn 6 tháng? Đáng nói là kỳ họp bất thường này chỉ cách kỳ họp thường kỳ đúng 1 tháng (kỳ họp thứ 7 khai mạc vào ngày 11/7), đã khiến dư luận không khỏi nghi ngờ!

Ngay sau kỳ họp bất thường, HĐND tỉnh Bình Dương đã ra Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 13/6/2018 của HĐND tỉnh Bình Dương về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đến ngày 27/6/2018, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký Quyết định 1718/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Theo nội dung điều chỉnh tại phụ lục ban hành theo quyết định này thì điều chỉnh độ sâu khai thác tại cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp và mỏ đá Núi Nhỏ mỗi khu vực sâu cốt tới -150m và -130m, thay vì cốt -120m và -100m. Thời gian điều chỉnh từ 31/12/2017 đến 31/12/2019.

Lý giải cho việc khai thác xuống sâu là tận dụng được nguồn vật liệu đá xây dựng có chất lượng cao khi không mở rộng diện tích mỏ, phát huy được năng lực thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện có, giảm suất đầu tư so với mở mỏ mới, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Nhưng điều này lại gây lo lắng về tác động môi trường cũng như cuộc sống của người dân xung quanh, dự luận không khỏi thắc mắc có phải vì phát triển kinh tế xã hội hay vì doanh nghiệp đang khai thác mỏ mà bất chấp?

13

Hoạt động khai thác đá rầm rộ tại khu vực mỏ.C

Gia hạn vì lợi ích tỉnh hay vì doanh nghiệp?

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, khu vực mỏ đá Tân Đông Hiệp (phường Tân Đông Hiệp - TX. Dĩ An) nằm trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Tại khu vực mỏ đá, ngoài CTCP Đầu tư và Xây dựng 3 Tháng 2, CTCP Xây dựng Trung Thành và CTCP Xây dựng Bình Dương đang khai thác thì doanh nghiệp chủ lực và nắm nhiều khu vực nhất vẫn là CTCP Xây dựng và Khoáng sản Bình Dương (KSB). Đây được xem là “mỏ vàng” của KSB.

Trước khi tạm dừng khai thác cuối năm ngoái, mỏ đá Tân Đông Hiệp đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu của KSB. Năm nay, KSB đặt mục tiêu 1.168 tỷ đồng và lợi nhuận 400 tỷ đồng trong năm 2018. Kế hoạch kinh doanh này chưa bao gồm các mỏ đá mà KSB sẽ đầu tư trong năm nay, bao gồm hai mỏ phía bắc và mỏ ở đông Nam bộ.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, KSB đạt doanh thu thuần 523,3 tỷ đồng, lãi ròng 6 tháng đạt 149,2 tỷ đồng. Kế hoạch đề ra cả năm đạt 1.168,3 tỷ đồng doanh thu và 320 tỷ đồng lãi sau thuế. KSB xác định mục tiêu chiếm 60% thị phần trong ngành khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng trong 5 năm sắp tới bằng cách mua thêm mỏ mới.

Tại cuộc họp báo 6 tháng đầu năm 2018 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, đại diện Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi có kiến nghị từ phía doanh nghiệp xin khai thác thêm tại cụm mỏ Tân Đông Hiệp và xem xét nhu cầu thực tế sử dụng nguyên liệu đá xây dựng, UBND tỉnh Bình Dương đã lập đoàn công tác để đánh giá tác động ảnh hưởng môi trường, xác định việc cho khai thác thêm từ độ sâu -120m xuống -150m có phù hợp hay không. Các đoàn đã làm việc và thẩm định rất kỹ sau đó lập tờ trình đề xuất, thông qua các khâu, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và chờ kết quả từ phía bộ.

Việc gia hạn hay cấp phép khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng cần có quy hoạch, kế hoạch và lộ trình cụ thể chứ không thể tùy tiện. Mỏ đá Tân Đông Hiệp đã khai thác khá sâu và nằm ngay sát đường Mỹ Phước - Tân Vạn, nơi có lưu lượng xe và phương tiện giao thông hàng ngày tương đối lớn ở Bình Dương. Chưa kể việc người dân phản ánh vẫn có tiếng nổ bên trong khu vực mỏ đá, cũng như việc vận chuyển đá không an toàn cho người dân hay các phương tiện lưu thông trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn là có cơ sở và cần xem xét.

Tấn Lợi

_NTD_So 163_In_Page_12
 

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.