Dữ liệu cũ
Thứ ba, 17/05/2016, 09:40 AM

BIDV trấn an cổ đông vì Hoàng Anh Gia Lai

(NTD) - Trong bối cảnh ảm đạm của ngành ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại thông báo lợi nhuận siêu khủng. Tuy nhiên, ban điều hành vẫn chưa thể “ăn ngon ngủ yên” khi BIDV còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt liên quan đến nhóm nợ lớn từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL).

BIDV ưu ái con nợ

Vấn đề nổi bật tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của BIDV vừa qua là việc ngân hàng này đang “ôm” khoản nợ khủng của HAGL lên tới 10.500 tỷ đồng với một nửa là dư nợ và một nửa là trái phiếu.

Tại đại hội, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV, thừa nhận HAGL có chậm trả lãi, nhưng chi tiết tổng dự thu lãi không được BIDV cho biết. Chính điều này đã khiến cổ đông của BIDV hết sức lo lắng. Để trấn an, ông Trần Bắc Hà cho biết: “HAGL là một trong các đơn vị trả lãi sòng phẳng trong 20 năm qua, vay trả sòng phẳng nhưng do tình hình thị trường nên có chậm. Nếu bán toàn bộ tài sản thế chấp, BIDV sẽ thu đủ nợ gốc và có lãi nhưng bán rồi thì ai làm. Chúng ta phải có trách nhiệm vun đắp bình ổn thị trường chứ không nên bới móc ra”.

Ông Trần Bắc Hà cũng khẳng định giá cao su dù giảm nhưng nếu bán đi tài sản thế chấp, BIDV hoàn toàn có thể thu hồi nợ. Hệ số tài sản đảm bảo/dư nợ đạt tỷ lệ 1,8 lần. Giá trị tài sản đảm bảo của HAGL là hơn 18.000 tỷ đồng trong khi tổng dư nợ 10.500 tỷ đồng.

Hành động trượng nghĩa của Chủ tịch HĐQT BIDV không “bỏ” đối tác lúc khó khăn được nhiều người tán thưởng. Tuy nhiên, không biết có phải do “ôm” món nợ khủng của HAGL hay không mà hiện BIDV là “một khách hàng lớn” bán nợ cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Để có tỷ lệ nợ xấu là 1,68%, đến cuối năm 2015, BIDV đã phải bán 22.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, bằng 3,7% tổng dư nợ năm 2015 với tỷ lệ trích lập dự phòng cho trái phiếu đặc biệt của VAMC là 20%.

Báo cáo tài chính quý 4/2015 của BIDV không có phần trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành nên không biết tính đến cuối năm 2014, ngân hàng này đã bán bao nhiêu nợ xấu cho VAMC. Tuy nhiên, tính đến tháng 8/2015, BIDV đã bán khoảng 8.000 tỷ đồng nợ xấu cho tổ chức này.

Theo tính toán của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), tổng mệnh giá trái phiếu mà BIDV bán cho VAMC đến cuối năm 2015 là 22.000 tỷ đồng, bằng 3,7% tổng dư nợ năm 2015 với tỷ lệ trích lập là 20%/năm. Có nghĩa là từ năm 2016, BIDV sẽ phải trích lập ít nhất 4.400 tỷ đồng dự phòng chỉ cho số trái phiếu này.

BIDV
Cổ đông của BIDV lo lắng khi ngân hàng này đang "ôm" một khoản nợ lớn của HAGL và đối tác này gặp khó khăn trong kinh doanh lẫn thị trường chứng khoán.

Lãi khủng mà vẫn lo

Mặc dù đạt 5.842 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất sau thuế trong năm 2015 song nỗi lo chưa phải đã hết với lãnh đạo BIDV khi nhìn vào con số nợ xấu gần 10.054 tỷ đồng.

Trong bối cảnh khó khăn chồng chất của toàn hệ thống ngân hàng, BIDV vừa có một năm làm ăn ấn tượng khi công bố mức tăng trưởng tới 25% so với 2014. Kết quả này giúp nâng tổng tài sản của BIDV đạt trên 850.770 tỷ đồng, trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Không chỉ kinh doanh ấn tượng, các chỉ tiêu an toàn hệ thống cũng được BIDV giữ trên 9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Với lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 5.842 tỷ đồng, BIDV trở thành một trong số ngân hàng báo lãi lớn nhất trong năm qua.

Cũng theo BIDV, tính đến cuối 2015, vốn điều lệ của ngân hàng này đã lên tới trên 34.187 tỷ đồng. Tuy nhiên để có được con số này, chủ yếu nhờ vào việc sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và hiệu quả kinh doanh tăng trưởng ổn định.

Mặc dù báo lãi khủng song BIDV cũng có lý do để lo lắng khi nhìn vào con số gần 10.054 tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,03% của năm 2014 xuống còn 1,68% của năm 2015. Tuy nhiên, số tuyệt đối lại tăng từ 9.057 tỷ đồng lên 10.054 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - lại tăng từ 3.267 tỷ đồng năm 2014 lên 5.190 tỷ đồng trong năm 2015. Đáng lưu ý, các khoản nợ này của BIDV có liên quan đến các khoản vay của HAGL và các chủ nợ lớn khác.

Năm 2016, BIDV đã có chiến lược phát triển trở thành một ngân hàng vững mạnh và có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này, ngoài việc kinh doanh hiệu quả, BIDV cần giải quyết nhanh chóng "núi" nợ xấu mà mình đang "ôm".

Mai Trinh

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.