Dữ liệu cũ
Thứ ba, 21/06/2016, 15:49 PM

BIDV tiếp tục “cố thủ” xin không trả cổ tức bằng tiền mặt

(NTD) - Đã gần một tháng từ khi Bộ Tài chính gửi văn bản yêu cầu BIDV và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng được công bố. Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), việc giữ lại cổ tức của ngân hàng sẽ có nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

Đại gia ngân hàng dùng nhiều lý do

Đã gần một tháng từ khi Bộ Tài chính gửi văn bản yêu cầu BIDV và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng được công bố. Nhiều ý kiến, quan điểm đã được đưa ra xung quanh sự kiện chưa có tiền lệ này.

BIDV
BIDV và VietinBank đều xin giữ lại lợi nhuận.

Theo BIDV và VietinBank, việc giữ lại lợi nhuận nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng quy định về chỉ tiêu an toàn vốn cũng như nhu cầu tăng trưởng trong tương lai, đồng thời chuẩn bị cho việc áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn theo thông lệ quốc tế. Theo báo cáo mới đây của BIDV, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) gồm Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank những năm qua, theo quá trình thực hiện vai trò đối với nền kinh tế, bị suy giảm nghiêm trọng. Trên thực tế, CAR của hệ thống NHTMNN đã giảm từ 10,8% năm 2011 xuống còn 9,4% hiện nay. Trong khi ngưỡng tối thiểu theo quy định của NHNN là 9%.

Nguyên nhân được xác định là, thứ nhất, khả năng sinh lời của các NHTMNN bị co hẹp từ mức 2,5% năm 2011 giảm còn 2,2% năm 2012 và tiếp tục giảm xuống mức 1,7-1,8% giai đoạn 2013-2015 do các ngân hàng này đi đầu trong triển khai các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Thứ hai, trong giai đoạn ngành ngân hàng triển khai nhiều biện pháp để áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế theo Basel trong tính toán CAR nên tác động tiêu cực đến CAR.

Hiện nay, các NHTMNN đang gặp khó khăn trong áp dụng các biện pháp tăng vốn nhằm bảo đảm năng lực tài chính. Trong giai đoạn 2013-2014, theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước toàn bộ cổ tức của NHTMNN không được sử dụng để gia tăng năng lực tài chính mà phải nộp về ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, trong điều kiện các giải pháp tăng vốn khác chưa thực hiện được thì việc tăng vốn từ nguồn lợi nhuận tạo ra của năm 2015 và 2016 là giải pháp thuận lợi nhất cho các ngân hàng này.

Tuy nhiên giải pháp này đang gặp vướng mắc từ cơ quan quản lý là Bộ Tài chính qua Thông tư 61/2016/TT-BTC yêu cầu chuyển toàn bộ cổ tức của cổ đông nhà nước về ngân sách nhà nước. Như vậy, vai trò cổ đông nhà nước tại các NHTMNN đang chưa thực sự chuyên nghiệp và điều này có thể ảnh hưởng đến cổ đông hiện hữu khác cũng như việc thu hút cổ đông mới trong tương lai.

Rủi ro cho nền kinh tế

BIDV cho rằng, việc tăng vốn cho các NHTMNN đem đến những lợi ích đối với các ngân hàng được tăng vốn nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Năm 2015, BIDV và VietinBank không trả cổ tức bằng tiền mặt, tương đương với việc NSNN giảm thu khoảng 4.700 tỷ đồng từ nguồn cổ tức trong năm 2016 - chiếm một phần nhỏ, xấp xỉ 0,45% tổng thu NSNN. Tuy nhiên, việc cho phép BIDV và VietinBank được giữ lại phần lợi nhuận để lại này để tăng vốn sẽ đem lại những lợi ích dài hạn hơn.

Một trong những lợi ích đó là tạo điều kiện mở rộng tín dụng, phục vụ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tín dụng lớn của các ngành kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, viễn thông... đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền không có hoặc ít có lợi ích kinh tế trực tiếp (những lĩnh vực mà các NHTMCP và NHTMNN không đầu tư hoặc không có điều kiện đầu tư).

"Chỉ tính riêng việc tăng thêm 4.700 tỷ đồng vốn tự có cho BIDV và VietinBank, khả năng sẽ mở rộng được thêm khoảng 50.000 tỷ đồng tín dụng cho nền kinh tế", báo cáo tính toán.

Kiến nghị được tăng vốn

Với lập luận trên, BIDV kiến nghị loạt giải pháp để tháo gỡ vướng mắc chuyện cổ tức, tăng vốn hiện nay, cũng như dự phòng cho các kế hoạch trong tương lai.

BIDV đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính chấp thuận cho các NHTMNN được cân đối và quyết định việc sử dụng nguồn cổ tức các năm để tăng vốn cho năm sau qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tùy thuộc vào năng lực tài chính và điều kiện của ngân hàng.

BIDV cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai phương án phát hành cổ phần ra công chúng trong đó cổ đông nhà nước nếu không đủ nguồn lực thì có thể từ chối quyền mua. Khi đó các ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ để bán cổ phần, phát hành cổ phần ưu đãi cho người lao động để tăng vốn.

Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa và giảm bớt tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTMNN, hiện đang ở mức 65-95%. Xa hơn là kiến nghị Chính phủ giảm sở hữu tại các NHTMNN về tối đa 51% đến năm 2018, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hút thêm vốn từ nhà đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực tài chính.

 Mai Trinh

NTD So 55 (236)_Page_20
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.