Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 06/06/2024, 08:21 AM

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Tắm khuya có thực sự liên quan đến đột quỵ?

Lượng công việc lớn khiến nhiều người không có thời gian tắm vào buổi tối và hình thành thói quen tắm khuya.

Tắm là một hoạt động thiết yếu trong cuộc sống, giúp cơ thể sạch sẽ và thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên, tắm vào thời điểm không phù hợp hoặc tắm sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Đặc biệt, tắm khuya trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thoải mái nhưng lại gây lại dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sau:

Khó đi vào giấc ngủ

Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe và tinh thần con người. Tuy nhiên, nhiều người vô tình mắc phải thói quen tắm sai cách trước khi ngủ, dẫn đến tình trạng khó ngủ, trằn trọc suốt đêm dài.

Tắm khuya trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thoải mái nhưng lại gây lại dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Tắm khuya trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thoải mái nhưng lại gây lại dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Thông thường, cơ thể sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp hơn bình thường một chút. Tuy nhiên, tắm nước nóng trước khi ngủ lại làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơ thể bị rối loạn và khó đi vào giấc ngủ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, tắm nước lạnh trước khi ngủ cũng không phải là lựa chọn tốt. Nước lạnh khiến cơ thể bị kích thích, co thắt mạch máu, dẫn đến khó thở, tim đập nhanh và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ảnh hưởng xấu đến tim

Tắm khuya bằng nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến tăng huyết áp. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho người cao tuổi và người có bệnh tim mạch. Căng thẳng tim có thể khiến bạn thức trắng đêm, lo âu, bồn chồn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tim mạch.

Dễ tăng cân

Tắm sau khi ăn làm máu lưu thông đến các cơ quan khác của cơ thể, thay vì tập trung vào việc tiêu hóa thức ăn, dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa. Ngoài ra, tắm khuya cũng làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể dễ tích trữ mỡ và khó giảm cân.

Ảnh hưởng xấu đến tóc

Tắm vào buổi tối và đi ngủ khi tóc vẫn ẩm có thể gây nhiễm lạnh cho da đầu và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây đau đầu kinh niên. Hơn nữa, việc tắm và gội đầu trước khi đi ngủ cũng làm chậm quá trình bay hơi của nước trên tóc, làm lạnh các dây thần kinh dưới lớp biểu bì của da đầu, cổ, tai và vùng sau vai, không giữ được sự ấm áp. Trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm có thể dẫn đến nguy cơ liệt cứng vùng mặt do hệ thống dây thần kinh mặt bị cóng.

Tắm vào buổi tối và đi ngủ khi tóc vẫn ẩm có thể gây nhiễm lạnh cho da đầu và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu

Tắm vào buổi tối và đi ngủ khi tóc vẫn ẩm có thể gây nhiễm lạnh cho da đầu và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu

Tắm khuya có thực sự liên quan đến đột quỵ?

Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh mối liên quan mật thiết giữa việc tắm khuya và đột quỵ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể giúp xác định mối liên quan này, bao gồm thời gian tắm, nhiệt độ nước, tuổi tác,…

Theo dữ liệu dịch tễ học, tỷ lệ mắc đột quỵ thay đổi theo mùa, với tỷ lệ cao hơn vào mùa đông so với mùa hè. Đột quỵ xuất huyết thường xảy ra nhiều vào mùa xuân, trong khi đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường xảy ra nhiều vào mùa đông. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ cũng biến đổi theo mùa, cao nhất vào mùa đông. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi nhiệt độ giảm khoảng 5 độ C, tỷ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng cao hơn 7%. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ cao của đột quỵ trong mùa đông là do thay đổi mức huyết áp đột ngột, thành phần lipid máu và thành phần đông máu.

Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh mối liên quan mật thiết giữa việc tắm khuya và đột quỵ.

Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh mối liên quan mật thiết giữa việc tắm khuya và đột quỵ.

Mối liên quan giữa đột quỵ và tắm khuya được giải thích theo sinh lý bệnh như sau: Sự bài tiết catecholamine và sự hoạt hóa thần kinh giao cảm của cơ thể tăng lên khi tiếp xúc với môi trường lạnh, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, tăng huyết áp do tăng sức cản ngoại vi và tăng nhịp tim. Bên cạnh đó, quá trình ngâm nước lạnh làm giảm nhiệt độ da, gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ được gọi là “sốc lạnh” với các triệu chứng gồm thở hổn hển, giảm nồng độ CO2, co mạch ngoại vi, nhịp tim nhanh và tăng huyết áp. Những phản ứng hô hấp kết hợp với sự thay đổi trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ.

Nhiệt độ của nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể có thể khiến cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường bằng cách co mạch hoặc giãn mạch. Việc co mạch máu có thể tăng nguy cơ cho các vấn đề như đột quỵ do nhồi máu não hoặc co thắt mạch vành xảy ra đột ngột hơn. Điều này đặc biệt đáng quan ngại đối với những người mắc bệnh lý đau thắt ngực do co thắt mạch vành.

Tai biến và đột quỵ khi tắm đêm nếu xảy ra nhẹ gây liệt mặt ngoại biên, đau mỏi vai gáy do lạnh, té ngã do chóng mặt. Trường hợp nặng hơn người bệnh có thể bị tử vong khi đang tắm. Ngay cả sau khi tắm xong, họ cũng có thể trải qua các biểu hiện như tím tái da, cơ thể cứng đờ, hoặc thậm chí là ngừng tim ngừng thở khi đang ngủ. Đặc biệt là vào thời điểm tối khuya, khi cơ thể chuẩn bị vào trạng thái nghỉ ngơi, đề kháng của cơ thể cũng giảm đi, tắm vào thời gian này có thể làm co lại các mạch máu, làm chậm quá trình lưu thông máu lên não, gây ra tình trạng yếu ớt và mệt mỏi.

Ở những người trẻ tuổi, tắm vào buổi tối có thể dẫn đến co mạch máu, đặc biệt khi sử dụng nước lạnh, gây ra khó khăn trong việc lưu thông máu và đau nhức toàn thân, thậm chí là đau đầu. Trong khi đó, ở người cao tuổi, các biến đổi sinh lý như co mạch máu, vôi hóa mạch máu, tăng độ nhớt của máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Vì vậy, tắm vào buổi tối ở người cao tuổi càng dễ dẫn đến đột quỵ.

Tắm vào buổi tối muộn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, đặc biệt là gây ra nguy cơ đột quỵ - một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị nên tránh tắm khuya để bảo vệ sức khỏe.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Ngày 18/11, UBND huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.