Thứ ba, 19/04/2016, 15:53 PM

Bệnh viện Columbia Asia Gia Định từ chối cấp cứu bé gái học lớp 7

(NTD) - Sáng 14/4, TS.BS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đã yêu cầu Bệnh viện quốc tế Columbia Asia (số 1 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh), báo cáo để làm rõ vì sao không tiếp nhận học sinh lớp 7, sau khi được người nhà đưa đến cấp cứu trong cơn đau bụng dữ dội kèm ói mửa, mà thẳng thừng từ chối, thậm chí không có biện pháp sơ cứu.

Không nhận cứu chữa bệnh nhân đang đau bụng dữ dội

so y te
Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia nơi xảy ra vụ việc.

Trình bày với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, người nhà bé L.Đ (13 tuổi, ngụ TP.HCM) chưa hết bức xúc: Vào sáng 11/4 bé bị đau bụng dữ dội, kèm nhiều triệu chứng ói mửa. Ngay lập tức, vào lúc 7h30 cùng ngày bé đã được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia trong cơn đau có nhiều diễn biến nguy hiểm, chính vì vậy sau khi làm hồ sơ gia đình đã yêu cầu tiếp tân của bệnh viện gọi bác sĩ đến cấp cứu cho bé vì nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn sức khỏe.

Thế nhưng, trước mong muốn chính đáng của gia đình bệnh nhân muốn được đưa vào cấp cứu và chỉ định bác sĩ điều trị để tránh tình trạng bệnh diễn tiến nguy hiểm thì nhân viên bệnh viện vẫn “dửng dưng” cho biết: Đợi bác sĩ Ngọc vào điều trị cho bé L.Đ

Đến 8h30, cắn răng chịu cơn đau trong thời gian dài thì cháu L.Đ mới được bác sĩ Ngọc gọi vào hỏi thăm bệnh tình. Thế nhưng khi thấy mặt bé L.Đ, bác sĩ Ngọc hỏi: “Còn đau không?”. Khi nghe bé L.Đ cho biết đau hơn lần trước thì bác sĩ Ngọc tiếp tục nói: “Vậy thì chuyển qua Bệnh viện Đại học Y - Dược điều trị, chứ ở đây không khám được bệnh và không có chuyên khoa tiêu hóa!”. Lo ngại cho sức khỏe của cháu bé, gia đình bé L.Đ yêu cầu được xét nghiệm H.P (Helicobacter Pylori) để kiểm tra có vi khuẩn trong dạ dày hay không, từ đó sẽ có cơ sở điều trị cho bé nhưng không được bệnh viện đáp ứng.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Ngọc không giải thích nguyên nhân mà chỉ nói: “Không có chỉ định thì không xét nghiệm, người nhà “không có quyền” yêu cầu bác sĩ (?!). Có chịu chuyển qua Bệnh viện Đại học Y - Dược thì chuyển, không thì thôi...!”.

Quay ngược lại vấn đề, nếu như bác sĩ Ngọc nói bệnh viện này không có chuyên khoa tiêu hóa thì tại sao trước đó ngày 8/3 chính bệnh viện này đã tiếp nhận bé L.Đ vào điều trị nội trú 2 ngày cũng với triệu chứng đau dữ dội do chính bác sĩ Ngọc tiếp nhận điều trị với chẩn đoán ban đầu là viêm ruột, dạ dày. Trong quá trình điều trị cho bé L.Đ, Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia đã chỉ định test rất nhiều xét nghiệm, siêu âm, chụp X-Quang và cho uống hàng chục loại thuốc, cho bệnh nhân đi chụp CT, chụp cắt lớp MRI và được chẩn đoán bệnh lý acute gastroenteritis (tạm dịch: viêm dạ dày ruột cấp tính)?

Theo quy định của Luật Khám bệnh, bệnh viện phải tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân, không được từ chối cứu chữa và bệnh nhân phải được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. Điều đáng nói ở đây, bác sĩ Ngọc từng là người điều trị cho bé L.Đ với thời gian dài nhưng không khỏi, nhưng trước bệnh lý đau bụng của bé L.Đ càng diễn tiến nguy hiểm, bác sĩ này không cấp cứu, cũng không sơ cứu làm giảm cơn đau mà một mực bắt bệnh nhân chuyển viện.

Đã kiểm tra để báo cáo!

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Điều hành Hãng Luật Giải Phóng - cho biết, theo quy định tại Điều 35, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong trường hợp người bệnh nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe thì bác sĩ phải có nghĩa vụ sơ cứu, cấp cứu kịp thời không được chần chừ. Thế nhưng bác sĩ Ngọc lại yêu cầu bệnh nhân chuyển viện. Về phương diện đạo đức thì việc bác sĩ từ chối cấp cứu bệnh nhân là trái với lương tâm, đạo đức, quy chuẩn của những người hành nghề “cứu người”. Chuyển bệnh nhân đi sang bệnh viện khác mà bệnh nhân có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và tính mạng thì bác sĩ đó không có y đức...”.

Trao đổi với phóng viên về thông tin sự việc, bác sĩ Dũng, Giám đốc Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia cho biết, sáng 14/4 đã làm việc với bác sĩ Ngọc để chuẩn bị báo cáo Sở Y tế TP.HCM. Về việc Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia có chức năng khám nhi hay không, ban đầu bác sĩ Dũng cho biết bệnh viện có giấy phép của Bộ Y tế cấp nhưng sau đó lại bảo phải chờ kiểm tra lại mới biết được.

Trong khi đó, theo một lãnh đạo khác của Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia không có chuyên khoa Nhi. Điều đáng nói ở đây, ngày 8/3 Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia vẫn tiếp nhận bé L.Đ vào điều trị nội trú. Trong 2 ngày nằm điều trị tại bệnh viện nay, bé L.Đ được bác sĩ chỉ định làm rất nhiều xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, MRI, uống hàng chục loại thuốc nhưng bệnh tình của bé vẫn không khỏi.

Cao Tuấn

Bình luận

Nổi bật

Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm

Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:20

(CL&CS) - Armenia thông báo Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm.

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…