Dữ liệu cũ
Thứ ba, 24/03/2015, 16:55 PM

Bệnh lao: Dễ lây nhưng không khó tránh

(NTD) - Là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, lao còn nguy hiểm vì có khả năng lây nhiễm rất nhanh qua tiếp xúc trong không khí.

Nhân ngày Quốc tế phòng chống bệnh lao 24/3/2015, báo Người tiêu dùng có cuộc trò chuyện với TS-BS. Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM về diễn biến bệnh lao ở nước ta hiện nay.

Xin ông cho biết tình hình bệnh lao tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có gánh nặng về bệnh lao. Trong đó, tỷ lệ mắc lao là 209/100.000 người, tỷ lệ mắc mới hàng năm là 144/100.000 người và có khoảng 17.000 người chết do lao mỗi năm (tương đương 19/100.000 người/năm). Năm 2014, tổng số bệnh nhân lao thu nhận điều trị trong Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) là 102.070 người, trong đó có 49.934 bệnh nhân lao phổi là nguồn lây mới và lao đa kháng thuốc đang gia tăng.

10 năm qua, số người mắc lao tại Việt Nam có xu hướng giảm khoảng 4,6%/năm, các tỉnh phía Nam có số ca mắc lao hàng năm chiếm gần 55% tổng số ca có đăng ký điều trị của cả nước.

Thưa ông, những đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh lao và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lao là gì?

Những người có hệ miễn dịch yếu như: trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính suy giảm miễn dịch như loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc Lào, người sử dụng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài như Corticoid, hóa chất điều trị ung thư… và những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây (người mắc lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn lao) mà không có biện pháp bảo vệ là những đối tượng rất dễ bị lây nhiễm lao.

Với biểu hiện ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Bên cạnh đó, có thể kèm theo sút cân nhanh, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi “trộm” ban đêm, đau ngực, đôi khi khó thở… là những dấu hiệu có thể nghi ngờ bạn đang bị nhiễm lao. Đi khám sức khỏe và làm các xét nghiệm kiểm tra lao là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh nhân lao đa kháng thuốc đang gia tăng thưa ông?

Theo WHO, Việt Nam hiện vẫn đứng hàng thứ 14 trong 27 quốc gia có gánh nặng về bệnh lao đa kháng thuốc trên toàn cầu. Số bệnh nhân lao đa kháng thuốc được tiếp nhận năm sau cao hơn năm trước. Những người chưa từng điều trị bệnh lao nhưng khi thử vi trùng lao đã kháng thuốc là do hít phải chủng vi trùng lao kháng thuốc của một người bệnh kháng thuốc. Còn phần lớn bệnh nhân lao đa kháng thuốc là do người bệnh không tuân thủ nguyên tắc, phác đồ điều trị.

Biện pháp để hạn chế bệnh lao đa kháng thuốc?

Lao là bệnh nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng chung đến tổng trạng khiến người bệnh không thể lao động, khó khăn trong sinh hoạt. Các thể lao nguy hiểm như: lao màng não, lao cấp tính (lao kê ở phổi), lao cột sống… có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu một ca mắc lao mới mất 6 tháng điều trị với khoảng 120USD tiền thuốc/quá trình điều trị, thì bệnh nhân lao đa kháng thuốc phải mất từ 18 – 24 tháng, với những loại thuốc nặng có nhiều tác dụng phụ và cần tới 2.000USD chi phí thuốc men, trở thành gánh nặng về y tế, kinh tế và cũng chính là nguồn lây nhiễm vi trùng lao đa kháng thuốc ra cộng đồng.

Để hạn chế sự gia tăng của lao kháng thuốc, người mắc bệnh lao cần phải tuân thủ điều trị, không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết các triệu chứng ho, sốt hay khỏe mạnh hơn. Dùng thuốc phải đúng và đầy đủ theo hướng dẫn. Cộng đồng, tôi nhấn mạnh là mọi người trong cộng đồng chứ không riêng người mắc bệnh lao cần phải chú ý giữ vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho cần che miệng…

Lao là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng về vệ sinh, nhìn nhận đúng đắn về bệnh lao, tránh kỳ thị để người bệnh không giấu bệnh, trong đó vai trò của báo chí là rất lớn. 

Mục tiêu từ 2015 - 2020: Giảm 30% bệnh nhân lao

1
TS-BS. Nguyễn Huy Dũng

Để đạt được mục tiêu từ năm 2015 - 2020, Việt Nam giảm 30% số người mắc lao, giảm 40% số người chết do lao của CTCLQG, theo BS. Nguyễn Huy Dũng, cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để mọi người ý thức mà tự khám, phát hiện bệnh, điều trị đúng, phòng tránh lây lan. Mở rộng mạng lưới phát hiện lao, nghiên cứu các phương pháp phát hiện lao mới đáng tin cậy và nhạy hơn. Tránh bỏ sót đối tượng có trong chẩn đoán lao như: trẻ em, người nhập cư - tạm cư, người sống ở vùng xa, vùng sâu, biển - hải đảo, phạm nhân - can phạm, các học viên trung tâm chữa bệnh - dạy nghề… Mặt khác, cần nâng cao hiệu quả điều trị lao thông qua việc quản lý chặt chẽ quá trình điều trị của người bệnh, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhân viên y tế - người nhà người bệnh - tình nguyện viên. Nghiên cứu sử dụng các phác đồ ngắn ngày hơn, ít gây tái phát và thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

La Giang

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.