Bất động sản tháng “cô hồn” và nỗi lo hàng tồn kho

(CL&CS)-Nếu những ngày đầu năm 2022, lượt mua bán đất đai tại các địa phương nhộn nhịp thì gần đây thị trường chứng kiến hiện tượng “chững” lại trong các giao dịch bất động sản (BĐS). Tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) cũng khiến việc bán buôn chậm, gần như là tháng nghỉ ngơi của cả môi giới BĐS và nhà đầu tư

 

Dù những năm qua, quan niệm về tháng cô hồn trong kinh doanh BĐS không quá nặng nề. Tuy nhiên, không có nghĩa là tháng này không "kiêng kị" điều gì. Nhiều môi giới BĐS cho rằng đây là tháng "khó bán hàng" nhất trong năm. Trong bối cảnh thị trường BĐS chững lại do tâm lý dè dặt của nhà đầu tư thì việc sắp đến tháng cô hồn cũng gây nên những lo lắng cho môi giới BĐS.

Sơn, nhân viên môi giới với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS tại khu Tây thành phố, anh chia sẻ, cứ đến giai đoạn này mỗi năm, anh đều thấy “uể oải” vì chờ đợi giao dịch buôn bán đầu tiên trong tháng. Theo anh Sơn, vì một số lý do liên quan đến siết vốn tín dụng thì khách hàng thường cho rằng đây không phải là thời điểm tốt để mua nhà đất. Hơn nữa, mua tài sản lớn như BĐS, khách thường né thời điểm mà dân gian kiêng kị nhằm đón may mắn trong làm ăn. Mọi năm đến tháng 7 âm lịch lượng khách hàng đi xem đất hay kí giao dịch giảm hơn hẳn so với các tháng bình thường. Còn thời điểm này, thị trường BĐS vốn đã chững lại thì tháng cô hồn như "cú bồi" khiến hoạt động giao dịch BĐS có thể trầm lắng hơn.

Ở khu vực phía Nam, dù không quá quan trọng về tháng 7 âm lịch nhưng những người làm ăn lớn, mua bán nhà đất họ vẫn coi đây là tháng nên hạn chế giao dịch mua bán để giữ "hên". Vì thế, đây cũng chính là tháng mà khó làm ăn của môi giới BĐS.

"Thực ra, nếu tâm lý thị trường tốt thì việc kiêng kị không quá lo ngại với môi giới BĐS. Trong khi thị trường BĐS thời gian qua, vừa bị ảnh hưởng bởi Covid-19, hiện lại bị tâm lý bởi các chính sách siết vốn tín dụng của nhà nước thì tháng “cô hồn” lại kéo dài thời gian chững của thị trường thêm, khiến nhiều môi giới BĐS gặp khó khăn, nhất là những môi giới mới vào nghề", anh Sơn chia sẻ.

Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt thực ra hiện tượng giao dịch "trùng" xuống trong "tháng cô hồn" vẫn được ghi nhận qua các năm. Thêm vào đó, BĐS thường có giá trị lớn, có nhiều khi gom góp rất nhiều năm mới mua được, là chuyện hệ trọng cả đời nên rất nhiều người dè dặt trong tháng 7 âm lịch vì niềm tin dân gian. Cộng thêm tác động tiêu cực của dịch Covid-19, khả năng thị trường chuyển biến sôi động hơn trong tháng cô hồn là không nhiều.

"Tuy vậy, để kích cầu, các chủ đầu tư đang rất tích cực tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Rất khó để tìm được mức giá tốt tương tự trong giai đoạn bình thường, không bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng như tâm lý kiêng kỵ", chuyên gia Colliers nhấn mạnh.

Một số người lại quan niệm rằng, tháng cô hồn không mấy ảnh hưởng đến thị trường BĐS. Có chăng thời điểm này sẽ khó hơn bởi thị trường BĐS cũng đang gặp khó. Một doanh nghiệp BĐS cho rằng, thị trường bất động sản đã không còn ngại tháng Ngâu. Thực chất đây chỉ là tâm lý kiêng kỵ trong tín ngưỡng dân gian. Đối với khách hàng, cùng với xu hướng sống ngày càng hiện đại, quan niệm, suy nghĩ của khách hàng đang ngày càng "thoáng" và cởi mở hơn trong việc mua nhà. Đối với các chủ đầu tư, họ đã tìm ra được những lời giải, giải pháp bán hàng trong thời gian này. Đó là việc đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi tốt. Đồng thời, nhiều chủ đầu tư còn để dành những sản phẩm đẹp để bán trong tháng này.

"BĐS có xu hướng tăng giá qua thời gian ở tất cả các phân khúc. Mua được BĐS giá tốt trong khoảng thời gian này sẽ là khoản đầu tư tốt cho tương lai. Với những người không có tâm lý kiêng kỵ quá nhiều, có nguồn tiền nhàn rỗi hoặc đã tích lũy tương đối, NĐT sẽ tìm cách "xuống tiền" để sở hữu BĐS mơ ước ngay cả trong "tháng cô hồn". Chúng tôi ủng hộ cách nhìn và phương thức đầu tư này vì sẽ tận dụng được rất nhiều ưu thế về giá, nguồn BĐS dồi dào để lựa chọn với tâm lý thoải mái nhất có thể", ông David Jackson nhấn mạnh.

Kim Yến

Bình luận

Nổi bật

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

Khó mua nhà 2 tỷ ở Hà Nội, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

Thị trường bất động sản Hà Nội đang phải trải qua tình trạng sốt giá căn hộ chung cư, nhiều người đã phải từ bỏ ý định mua nhà hoặc chuyển sang hướng khác như tìm nhà trong ngõ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc này là tình trạng lệch pha cung – cầu, lệch pha phân khúc bất động sản khiến thị trường đã khó càng khó hơn.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp văn hóa thủ đô Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 18:07

(CL&CS) - Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, có bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa.

[Longform] Bất động sản Đà Nẵng 2024: “Ngụp lặn” suốt 1 năm, đã đến lúc “thức giấc”?

[Longform] Bất động sản Đà Nẵng 2024: “Ngụp lặn” suốt 1 năm, đã đến lúc “thức giấc”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:08

Thị trường bất động sản Đà Nẵng vừa trải qua một năm 2023 tương đối khó khăn ở tất cả các phân khúc, trừ phân khúc căn hộ. Tuy nhiên, với việc công bố quy hoạch chung thành phố, đồng thời thông qua đồ án quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông được dự báo sẽ tạo sức bật cho thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.