Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam

(CL&CS) - Ngày 15/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam”.

Tham dự Đại hội có ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện các cơ quan ban ngành, hội viên tham dự trực tiếp và hơn 200 hội viên tham dự trực tuyến.

Bảo đảm nguồn nguyên liệu duy trì chuỗi sản xuất, chế biến nước mắm là yếu tố tiên quyết để ngành sản xuất nước mắm ngày càng phát triển bền vững. Nguồn nguyên liệu cá để sản xuất nước mắm là rất lớn nhưng đang có dấu hiệu suy giảm. Vì thế, sản xuất nước mắm, hoạt động khai thác cần phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ thực tiễn cấp thiết đó, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam”.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phùng Đức Tiến đề nghị: “Hiệp hội nước mắm Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản, cùng các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và đại diện các doanh nghiệp đánh giá kỹ nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá làm nước mắm ở Việt Nam; thực trạng, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp, chính sách cụ thể, khả thi để cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả nhằm khai thác bền vững, nguồn lợi hải sản, cho chuỗi sản phẩm nước mắm Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.”

Hội thảo

Hội thảo "Bảo vệ nguồn cá để phát triển bền vững ngành sản xuất nước mắm ở Việt Nam."

Các tham luận của Hội thảo gồm: Tham luận của Viện nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với chuyên đề: “Nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu cá sản xuất nước mắm ở Việt Nam"; Tham luận của Hội Nghề cá Việt Nam với chuyên đề “Khai thác bền vững nguồn lợi hải sản cho chuỗi sản xuất nước mắm Việt Nam”; Báo cáo kế hoạch phối hợp hành động giữa Hiệp hội nước mắm Việt Nam và Hội Nghề cá Việt Nam.

Các báo cáo, tham luận tại Hội thảo đều nhận được các ý kiến thảo luận trực tiếp và trực tuyến sôi nổi, thẳng thắn, phản ánh sự quan tâm, nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá sự cấp thiết của việc khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản cho sản xuất nước mắm. Các giải pháp và kiến nghị cũng được nêu tại sự kiện. Đồng thời, các hội viên cũng đóng góp nhiều ý kiến nhằm xây dựng ngành sản xuất nước mắm Việt Nam ngày càng phát triển, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu khó tính, từ đó khẳng định vị thế của nước mắm Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Hội thảo kết thúc tốt đẹp và Hiêp hội Nước mắm Việt Nam sẽ tiếp tục chủ trì hoặc đồng phối hợp tổ chức các chuyên đề thảo luận khác, nhằm phổ biến và nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong quá trình triển khai chuỗi đánh bắt hải sản, sản xuất, chế biến và kinh doanh nước mắm bền vững.

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam:

Được thành lập theo quyết định 610/QĐ-BNV số ngày 3/9/2020 của Bộ Nội vụ, Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân cùng đồng lòng nghiên cứu, xây dựng và quảng bá văn hoá ẩm thực nước mắm của người Việt; Tăng liên tục sản lượng nước mắm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm và thị hiếu người tiêu dùng; Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất; Kế thừa và phát triển tinh hoa lâu đời của nghề sản xuất nước mắm, kết hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy nước mắm Việt Nam được công nhận ngôi vị số Một toàn cầu.

Hiệp hội Nghề cá Việt Nam:

Là tổ chức xã hội - nghề  nghiệp được Bộ Nội vụ ký quyết định thành lập 5/5/2000, Hiệp hội tập hợp những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người làm nghề cá Việt Nam.

Viện Nghiên cứu Hải sản:

Là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,  đào tạo, hợp tác quốc tế,  tư vấn và dịch vụ về bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản; khai thác, chế biến hải sản trong phạm vi cả nước.

Mỹ Hiền

Bình luận

Nổi bật

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

Mách bạn cách tận dụng tối đa lợi ích thẻ tín dụng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:36

CL&CS) - Thẻ tín dụng đang trở thành lựa chọn phổ biến của người dùng nhờ các tính năng ưu việt đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, làm thế nào tận dụng tốt nhất các tiện ích, ưu đãi của thẻ tín dụng là băn khoăn của không ít chủ thẻ.

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.