Chủ nhật, 06/06/2021, 20:29 PM

Ban hành chính sách cho kinh tế cũng phải khẩn trương như chống dịch

(CL&CS) - Làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 4 không chỉ là tác động tiêu cực tới kinh tế và đời sống mà còn là cảnh bảo về sự phụ thuộc của nền kinh tế vào khu vực FDI.

Dự báo tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm khoảng 5,8%

Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 đã kéo dài hơn một tháng với mức độ lây lan nhanh đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều địa phương, xâm nhập sâu vào một số khu công nghiệp.

Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt.

Công tác điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả.Nên tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm vẫn có được những kết quả tích cực.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất, tỷ giá ổn định. Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng khá. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng cao.

Nhưng tháng 5 chưa thể hiện hết tác động tiêu cực từ làn sóng dịch bệnh. Và Covid- 19 vẫn đang tiếp tục lan rộng. Nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại giữa các địa phương để ngăn dịch lây lan tiếp tục gây tác động nhất định tới sản xuất kinh doanh và đời sống.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (kịch bản là 7,11%).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (kịch bản là 7,11%).

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về 6 tháng đầu năm thì sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản dự báo tăng trưởng khoảng 3%. Sản xuất công nghiệp - xây dựng dự báo tăng trưởng khoảng 7,8% - Và nhiều khả năng các sản phẩm điện tử dự báo chỉ đạt mức tăng thấp hoặc giảm. Đây là mức tăng cao hơn năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc đô thấp hơn tốc độ tăng của năm 2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (kịch bản là 7,11%).   

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lưu ý triển vọng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức.

Để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đặt ra cho năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng vẫn phải kiên định thực hiện mục tiêu kép, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

Đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, khôi phục tình trạng đứt gãy các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nông sản và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu.

Bộ trưởng Dũng đề nghị kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn và  kiên quyết xử lý cán bộ có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Khẩn trương ra chính sách hỗ trợ, xóa bỏ rào cản

Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tập trung, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, hiệu quả, và chủ động triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19, đặc biệt là người lao động bị mất việc làm và lao động tại các khu công nghiệp.

Đây cũng là vấn đề mà người dân và doanh nghiệp trông đợi và các chuyên gia cũng đã cùng đề xuất.

Hiện nay mới có chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm phí và lãi vay được ban hành.    

Chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi dịch bệnh vẫn đang chờ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn tất để trình Chính phủ.

Theo giới chuyên gia và doanh nghiệp, chống dịch như chống giặc, chính sách và giải pháp cho kinh tế cũng phải nhanh như chống dịch.

Giữ không để sản xuất đứt gãy, hỗ trợ để doanh nghiệp kéo dài sức chống chịu, duy trì khả năng sản xuất và bảo đảm đời sống cho người lao động đang là yêu cầu cấp thiết.

Và cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp Việt lớn lên, tăng sức cạnh tranh, để nền kinh tế giảm bớt phụ thuộc vào FDI.

“Cần sớm đưa ra các gói chính sách hỗ trợ giúp cho doanh nghiệp trụ vững, duy trì khả năng sản xuất cho nền kinh tế đồng thời ưu tiên hỗ trợ an sinh xã hội cho những người mất công ăn việc làm, mất sinh kế vì dịch bệnh Điều kiện của chính sách phải phù hợp thực tế và khả thi để chính sách phải đến được với người lao động và doanh nghiệp”, PGS.TS.Phạm Thế Anh (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) phát biểu.

Nhưng không chỉ là  những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội. TS.Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhắc đến một dẫn chứng để thấy tác động là của đợt dịch Covid-19 thứ 4 này không nhỏ: đó là 4 tháng xuất siêu 1,63 tỷ USD, tháng 5 đã nhập siêu 2 tỷ USD kéo cán cân thương mại cả 5 tháng thâm hụt 369 triệu USD. 

Như vậy, “câu chuyện ở đây không chỉ là tác động của dịch bệnh, mà còn là cảnh bảo về sự phụ thuộc của nền kinh tế vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) …”, Tổ trưởng Tổ tư vấn của Chính phủ lưu ý.

Theo đó đòi hỏi cần phải có chính sách thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trong các ngành công nghiệp, thúc đẩy sự hình thành của các tập đoàn kinh tế quy mô lớn của Việt Nam

“Quan điểm của chúng tôi là cần điều kiện tiếp cận phù hợp, thực tế hơn...Về dài hạn, cần các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất, doanh nghiệp lớn lên, tham gia các ngành, lĩnh vực mà nền kinh tế đang cần để thực hiện được kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng... “, TS. Kiên nói.

Còn  kiến nghị của Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân (Ban IV ) vẫn là câu chuyện:  doanh nghiệp chỉ cần cơ chế. Trong lúc khó khăn chồng khó khăn này thì vẫn phải nỗ lực cải cách, tháo bỏ rào cản đừng thêm rào cản nữa. Đó mới là điều quan trọng.  

Hiện đang có những quy định sẽ thực hiện từ 1/7/2021 sẽ khiến hàng loạt doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Đó là quy định như thu phí sử dụng hạ tầng và tiện ích công cộng tại cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Đó là và yêu cầu lắp đặt đồng loạt camera cho ô tô kinh doanh vận tải.

Hay quy định vận tải hành khách phải lựa chọn giờ xuất bến đăng ký khai thác tuyến tại các thời điểm chưa có đơn vị khác khai thác. Như vậy trong mỗi tuyến vận tải, tại mỗi thời điểm nhất định chỉ có một xe vận tải hành khách được vận chuyển.

Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã liên tục nhiều lần kiến nghị bãi bỏ nhưng những quy định này vẫn tồn tạị

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân

Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 165/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp.